Bài Thi Đánh Giá Tư Duy Đại Học Bách Khoa 2025 Tphcm Điểm

Bài Thi Đánh Giá Tư Duy Đại Học Bách Khoa 2025 Tphcm Điểm

BÀI THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÀI THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Tổ hợp điểm thi K00 (toán, đọc hiểu, khoa học tự nhiên, tiếng Anh)

Tổng số thí sinh có đủ 4 đầu điểm thi trong tổ hợp là 1.701 thí sinh. Kết quả thi của tổ hợp K00 dao động từ 8,57 - 35,49 điểm. Điểm trung bình là 20,35 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 19,65 điểm. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 20 điểm) là 794 thí sinh (chiếm tỷ lệ 46,68%); không có thí sinh nào đạt điểm tối đa của tổ hợp này (40 điểm). Có 21,69% thí sinh có điểm từ 24 trở lên và 6,41% thí sinh có điểm từ 28 trở lên. Điểm cao nhất của tổ hợp này là 35,49 điểm (1 thí sinh).

Đề thi gồm ba phần Toán học, Đọc hiểu, Khoa học/Giải quyết vấn đề, tổng thời gian 150 phút, ngắn hơn gần một nửa so với cấu trúc cũ.

Sáng 23/12, Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo điều chỉnh cấu trúc, nội dung đề thi đánh giá tư duy và bắt đầu áp dụng từ năm 2023. Bài thi tư duy diễn ra trong 150 phút, ít hơn 120 phút so với cấu trúc cũ. Trong đó, mỗi phần Tư duy Toán học và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề có thời lượng 60 phút, còn Tư duy Đọc hiểu 30 phút.

Ngoài thay đổi về thời lượng, bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023 còn ba thay đổi khác.

Thứ nhất, câu hỏi của cả ba phần thi được thiết kế theo hình thức trắc nghiệm, tổng điểm 100. Năm ngoái, bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận.

Thứ hai, cấu trúc đề thi đánh giá tư duy mới không còn bài tổ hợp khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và tiếng Anh. Phần thi Toán học và Tư duy Đọc hiểu như năm trước.

Phần Toán học của bài thi đánh giá toàn bộ sự phát triển năng lực và tư duy của học sinh thông qua chương trình Toán lớp 11 và 12, gồm kiến thức về số học, đại số, hàm số, hình học, thống kê và xác suất. "Các câu hỏi từ dễ đến khó với độ tin cậy, đảm bảo phân hoá được mức độ sẵn sàng vào đại học của thí sinh", Đại học Bách khoa Hà Nội nói.

Ở phần Đọc hiểu, thí sinh được đo lường khả năng đọc nhanh và hiểu đúng thông qua các văn bản khoa học, văn học, báo chí. Câu hỏi đọc hiểu yêu cầu thí sinh sử dụng kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định ý chính, giải thích các chi tiết quan trọng, hiểu chuỗi sự kiện.

Phần Khoa học/Giải quyết cung cấp thông tin khoa học được thể hiện dưới dạng dữ liệu (đồ thị, bảng biểu, sơ đồ), tóm tắt nghiên cứu hoặc quan điểm xung đột. Các câu hỏi của phần này nhằm kiểm tra cách giải thích, phân tích, đánh giá, lý giải và kỹ năng giải quyết vấn đề của thí sinh. So với năm 2022, đề thi mới không còn phần lựa chọn, nên thí sinh bắt buộc tham gia toàn bộ ba phần của đề thi.

Cuối cùng, thay vì diễn ra cả ngày và thi trên giấy như các năm trước, kỳ thi đánh giá tư duy 2023 được tổ chức trên máy tính trong một buổi. Đại học Bách khoa Hà Nội có thể tổ chức nhiều đợt, địa điểm thi khác nhau và thí sinh không bị giới hạn số lần thi. Sau khi hoàn thành bài thi, các em được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong hai năm, được đăng ký xét tuyển vào bất cứ đại học nào sử dụng kết quả của kỳ thi.

Lý giải về sự thay đổi, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết muốn mở rộng khả năng sử dụng kết quả bài thi cho các trường thuộc khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp và y dược; phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

*Tra cứu về trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trước cửa thư viện Tạ Quang Bửu, Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Giữa tháng 11, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết lên kế hoạch tổ chức ba đợt thi đánh giá năng lực trong năm 2023, vào các tháng 5, 6 và 7, tăng hai đợt so với các năm trước. Năm ngoái, kỳ thi này thu hút hơn 7.100 thí sinh tham dự, hơn 20 trường sử dụng kết quả để xét tuyển.

Ngoài kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, hai đại học quốc gia Hà Nội, TP HCM, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bộ Công an cũng tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển và được nhiều đơn vị khác công nhận, dùng xét đầu vào.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022, các trường dành hơn 30.000 chỉ tiêu xét tuyển từ điểm của các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tỷ lệ nhập học theo phương thức này chiếm khoảng 2% tổng số thí sinh nhập học của tất cả các phương thức.

Trong ngày 25/5/2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức đã chính thức mở đăng ký với Kì thi Đánh giá Tư duy, thời gian đăng ký kéo dài tới 17h ngày 15/6/2022. Hiện tại có 20 trường đại học sử dụng kết quả kì thi Đánh giá Tư duy làm phương thức xét tuyển.

Kì thi Đánh giá tư duy năm nay được Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức vào ngày 15/7/2022 tại Hà Nội (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và các trường lân cận), Hải Phòng (Trường Đại học Hàng hải Việt Nam), Nghệ An (Trường Đại học Vinh), Tuyên Quang (Trường Đại học Tân Trào) và Đà Nẵng (Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng).

Về cấu trúc bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội: Bài thi tổ hợp diễn ra trong 270 phút, gồm ba phần: Phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu (120 phút); phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh (90 phút); phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh (60 phút) hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Thí sinh bắt buộc làm các phần thi Toán – Đọc hiểu. Ở phần thi tự chọn, thí sinh có thể chọn phần thi khoa học tự nhiên hoặc tiếng Anh, hoặc cả hai.

Phần thi bắt buộc được tổ chức vào buổi sáng, hai phần tự chọn tổ chức vào buổi chiều để đảm bảo các thí sinh có thể thi cả ba phần.

Bài thi đánh giá tư duy sẽ được thi trên giấy, các câu hỏi là trắc nghiệm và trả lời trên phiếu như thi THPT. Riêng môn Toán và tiếng Anh có một phần tự luận để đánh giá cách tư duy và khả năng trình bày của các thí sinh.

Mục đích của kỳ thi nhằm hướng tới lựa chọn thí sinh có năng lực học tập tốt, nên các câu hỏi trong bài thi có tính phân loại cao với phổ điểm rộng. Với phương thức này, những ngành cạnh tranh sẽ dễ dàng lựa chọn được sinh viên xuất sắc, đáp ứng tính khắt khe trong tuyển chọn. Ngoài ra, việc tham gia kỳ thi đánh giá tư duy cũng là một cơ hội nữa cho các thí sinh xét tuyển vào trường đại học mong muốn, bên cạnh phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT.

Danh sách các trường Đại học sử dụng kết quả Kì thi Đánh giá tư Duy để xét tuyển năm học 2022:

1. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

2. Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải

3. Trường ĐH Giao thông vận tải

9. Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp

11. Trường ĐH Bách khoa Đà nẵng – ĐH Đà Nẵng

12. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

13. Học viện Chính sách và Phát triển

14. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên

17. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh

18. Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp Á châu

Năm 2022, ĐH Bách khoa Hà Nội đưa thêm môn Khoa học tự nhiên vào bài đánh giá tư duy. Với thí sinh năng lực ngoại ngữ tốt có thể tham gia môn Ngoại ngữ để xét vào những ngành học không phải kỹ thuật chuyên sâu.

Tổ hợp điểm thi K01 (toán, đọc hiểu, khoa học tự nhiên)

Tổng số thí sinh có đủ 3 đầu điểm thi trong tổ hợp là 5.158 thí sinh. Kết quả thi của tổ hợp K01 dao động từ 4,72 - 27,37 điểm. Điểm trung bình là 15,50 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 16,75 điểm. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (dưới 15 điểm) là 2.356 thí sinh (chiếm tỷ lệ 45,68%); không có thí sinh nào đạt điểm tối đa của tổ hợp này (30 điểm). Có 25,57% thí sinh có điểm từ 18 trở lên và 8,12% thí sinh có điểm từ 21 trở lên. Điểm cao nhất của tổ hợp này là 27,37 điểm (1 thí sinh).