Độ Tuổi Thích Hợp Để Tiêm Hpv

Độ Tuổi Thích Hợp Để Tiêm Hpv

Các tổ chức y tế khuyến cáo nên tiêm vắc xin HPV càng sớm càng tốt để phòng tránh sự xâm nhập của các chủng virus nguy hiểm. Vậy tiêm HPV bao nhiêu tuổi là tốt nhất đối với nam và nữ? Hãy cùng Diag giải đáp vấn đề này qua bài viết.

Các tổ chức y tế khuyến cáo nên tiêm vắc xin HPV càng sớm càng tốt để phòng tránh sự xâm nhập của các chủng virus nguy hiểm. Vậy tiêm HPV bao nhiêu tuổi là tốt nhất đối với nam và nữ? Hãy cùng Diag giải đáp vấn đề này qua bài viết.

Những ai không nên tiêm HPV?

Có một số nhóm người không nên tiêm vắc-xin HPV hoặc cần thận trọng khi tiêm, bao gồm:

Đối với những trường hợp đặc biệt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo tiêm vắc-xin một cách an toàn.

Phụ nữ không được khuyến khích tiêm HPV khi đang mang thai.

Bài viết đã giải đáp chi tiết về vấn đề tiêm HPV bao nhiêu tuổi. Theo đó, độ tuổi được chỉ định tiêm chủng HPV là từ 9 đến 45 tuổi khi sử dụng vaccine Gardasil 9. Trong đó, từ 9 đến 14 tuổi là độ tuổi lý tưởng để tiêm phòng vì hệ miễn dịch phản ứng tốt với vaccine và chưa phơi nhiễm với virus. Bạn nên tiêm chủng HPV càng sớm càng tốt, nhất là khi chưa quan hệ tình dục để đạt hiệu tốt nhất.

Xem thêm: Quan hệ rồi có tiêm HPV được không?

Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế): Việc mở rộng chỉ định đối tượng tiêm đã được Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành và nguyên liệu làm thuốc đối với vaccine, sinh phẩm xem xét, đánh giá.

HPV là nguyên nhân chính gây ra nhiều loại bệnh ung thư khác nhau như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo, hậu môn, hầu họng.

HPV là một loại virus gây u nhú ở người chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Có đến 14 type HPV nguy cơ cao có thể gây nên các bệnh ung thư nguy hiểm.

Hiện nay, có thể chủ động dự phòng ung thư cổ tử cung bằng cách tầm soát định kỳ và chủ động phòng ngừa HPV.

Gardasil 9 là vaccine được chỉ định cho bé gái và phụ nữ từ 9 đến 45 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn; các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản; mụn cóc sinh dục gây ra bởi Human Papilomavirus (HPV).

Tương tự, vaccine này cũng được chỉ định cho bé trai và nam giới từ 9 đến 45 tuổi để phòng ngừa ung thư hậu môn, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản hậu môn; các tổn thương bộ phận sinh dục ngoài (bao gồm cả mụn cóc sinh dục) gây ra bởi HPV.

Vaccine Gardasil 9 do hãng dược phẩm MSD (Mỹ) sản xuất, được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt năm 2021.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Cục Quản lý Dược Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 10494e/QLD-ĐK về việc thay đổi, bổ sung đối với thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành.

Theo đó, Cục Quản lý Dược hướng dẫn sử dụng thuốc GARDASIL 9 (vắc xin tái tổ hợp, hấp phụ phòng 9 týp vi rút HPV ở người). Chỉ định mở rộng đối tượng tiêm cho cả nam và nữ từ 9 – 45 tuổi (trước đây chỉ định độ tuổi từ 9-26 tuổi), cụ thể như sau:

1. Đối với nữ giới: GARDASIL 9 là vắc xin được chỉ định cho bé gái và phụ nữ từ 9 đến 45 tuổi để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn; các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản; mụn cóc sinh dục gây ra bởi Human Papillomavirus (HPV).

2. Đối với nam giới: GARDASIL 9 được chỉ định cho bé trai và nam giới từ 9 đến 45 tuổi để phòng ngừa ung thư hậu môn, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản hậu môn; các tổn thương bộ phận sinh dục ngoài (bao gồm cả mụn cóc sinh dục) gây ra bởi HPV.

Vắc xin Gardasil 9 phòng ngừa virus HPV.

Cục Quản lý dược cũng cảnh báo: Vắc xin này chỉ bảo vệ chống lại các bệnh gây ra bởi các týp HPV có trong vắc xin. Do đó, cần phải tiếp tục sử dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp đối với các bệnh  lây truyền qua đường tình dục. Và dùng để dự phòng, không có tác dụng đối với nhiễm HPV hoạt động hoặc bệnh lâm sàng đã được xác định. Do đó, vắc xin này không chỉ định để điều trị ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn, tổn thương loạn sản, âm hộ, âm đạo và hậu môn hoặc mụn cóc sinh dục mức độ cao.

Tiêm chủng GARDASIL 9 không phải là một biện pháp thay thế cho sàng lọc cổ tử cung thường quy.

Đã quan hệ rồi tiêm HPV được không?

ĐƯỢC. Tuy nhiên, hiệu quả miễn dịch sẽ cao nhất nếu tiêm trước khi bắt đầu quan hệ tình dục. Nếu đã quan hệ tình dục, bạn vẫn có thể tiêm vắc xin để bảo vệ mình khỏi những chủng HPV mà cơ thể chưa tiếp xúc, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến HPV. Điều quan trọng là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác hơn về tình trạng của mình và hiệu quả có thể đạt được nếu tiêm phòng sau quan hệ tình dục.

HPV tiêm khi nào tốt đối với nam?

Không chỉ nữ giới, nam giới cũng có nguy cơ nhiễm HPV cao. Theo CDC, mỗi năm ở Mỹ có hơn 15.000 nam giới mắc bệnh ung thư do HPV gây ra. Đến 4/10 trường hợp bệnh nhân nam mắc ung thư là do virus HPV gây ra.

Nhiều người vẫn thắc mắc nam giới có thể được độ tuổi tiêm chủng HPV không, câu trả lời là CÓ. Nếu ở nữ đã có các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung do HPV gây ra như Pap smear thì vẫn chưa có biện pháp nào để xác định ung thư hậu môn, ung thư dương vật… do HPV ở nam.

Tiêm vắc xin HPV có thể được xem là sự lựa chọn tối ưu đối với nam giới để tránh những tác động tiêu cực của virus HPV. Các bạn nam nên tiêm vaccine HPV càng sớm càng tốt để tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, vaccine hiệu quả hơn khi người tiêm chủng chưa quan hệ tình dục.

Trẻ em nam từ 9 đến trước 15 tuổi cũng được xem là độ tuổi tiêm chủng HPV tốt nhất vì mang đến hiệu quả phòng bệnh cao. Sau độ tuổi này, hiệu quả của vaccine có thể giảm đi nhưng nam giới vẫn được khuyến khích tiêm chủng.

Xem thêm: Trước khi tiêm HPV cần làm gì?

Vắc xin HPV mang lại nhiều lợi ích đáng kể, nhất là khi tiêm chủng sớm. Vắc xin giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư liên quan đến HPV, bao gồm ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư âm đạo, và ung thư âm hộ. Ở nữ giới, vắc xin đã giúp giảm hơn 80% các trường hợp nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung kể từ khi được phổ biến vào năm 2006.

Đối với nam giới, tiêm vắc xin HPV đặc biệt quan trọng vì tỷ lệ ung thư vòm họng do HPV gây ra đang gia tăng. Vắc xin còn giúp ngăn ngừa ung thư hậu môn và dương vật, cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm các chủng HPV nguy hiểm cho bạn tình. Ngoài ra, vắc xin còn mang lại hiệu quả bảo vệ lâu dài mà không cần tiêm nhắc lại sau khi hoàn thành đúng phác đồ tiêm.

Vắc xin có hiệu quả phòng ngừa trong nhiều năm sau khi hoàn thành liệu trình tiêm vắc xin HPV và không cần tiêm nhắc lại. Theo thống kê, Cervarix và Gardasil-4 duy trì hiệu quả phòng bệnh đến hơn 10 năm, và Gardasil-9 duy trì hiệu quả ít nhất 6 năm.

Ngoài ra, việc tiêm phòng sớm giúp nâng cao sức khỏe của hệ miễn dịch, kịp thời sản sinh kháng thể để chống lại virus, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí. Theo khuyến cáo, người tiêm trước 15 tuổi chỉ cần hoàn thành 2 mũi tiêm. Nếu tiêm sau độ tuổi này, bạn cần tiêm đủ 3 liều để đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất. Cụ thể:

Lưu ý: Phác đồ tiêm có thể thay đổi tùy vào thể trạng của người bệnh, bạn nên trao đổi với bác sĩ để biết lịch tiêm chi tiết.

Sau 26 tuổi có tiêm phòng HPV được không?

ĐƯỢC. Ngày 09/05/2024, Bộ Y tế chính thức phê duyệt mở rộng độ tuổi tiêm chủng vắc xin ngừa ung thư do 9 chủng HPV gây ra. Thay vì chỉ giới hạn từ 9 đến 26 tuổi, vaccine HPV được phép tiêm cho cả nam, nữ từ 27 đến 45 tuổi.

Như vậy, người 27, 28, 29, 30, 35, và 40 tuổi đến 45 tuổi vẫn có thể tiêm phòng HPV mà không bắt buộc phải có sự tham vấn y khoa. Ở độ tuổi này, vaccine vẫn đạt hiệu quả trong việc bảo vệ phòng các chủng HPV nguy cơ cao và chặn nguy cơ tái nhiễm hoặc nhiễm chủng mới.

Gardasil 9 (được sản xuất bởi MSD – Mỹ) là vaccine được Bộ Y tế chỉ định mở rộng độ tuổi tiêm phòng. Theo thông tin từ hãng, sản phẩm có khả năng phòng ngừa đến 90% đối với 9 chủng nguy hiểm cao gồm HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52, và 58.

Vậy 50 tuổi có tiêm phòng HPV được không? Hiện tại, chưa có thông tin chỉ định tiêm phòng HPV cho người 50 tuổi. Để biết 50 tuổi có tiêm phòng HPV được không, bạn nên liên hệ với cơ sở tiêm phòng để được tư vấn chi tiết.

Xem thêm: Tiêm HPV bao lâu thì được quan hệ?