Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngày 8/8/2023, Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vừa gửi thư tới cơ quan này thông tin về việc Hoa Kỳ mở cửa thị trường đối với quả dừa tươi Việt Nam.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngày 8/8/2023, Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vừa gửi thư tới cơ quan này thông tin về việc Hoa Kỳ mở cửa thị trường đối với quả dừa tươi Việt Nam.
VOV.VN - Kết thúc 5 phần thi, Tường San được xướng tên trở thành đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2024. Tường San sinh năm 2005, quê ở Khánh Hòa và là Á hậu 1 Miss International Queen Vietnam 2023. Cô sở hữu chiều cao 1,79m, số đo hình thể lần lượt là 83-56-84cm.
Thác biển (Rising), Hang Rái, Ninh Thuận. Ảnh: Andre Luu
Các hình ảnh trích từ cuộc triển lãm ảnh "Việt Nam, Núi rừng và Biển cả" tại Khu phố đi bộ Sonasea Shopping Center (Phú Quốc) từ 20 đến 31-12-2017.
Sắc đẹp nguy hiểm (Dangerous Beauty), Mỹ Hiệp, Ninh Thuận. Ảnh: Andre Luu
Vần vũ Na Hang (Viking Clouds), Na Hang, Tuyên Quang. Ảnh: Andre Luu
Mây hồng sau mưa (Glowing After The Rain), Kê Gà, Bình Thuận. Ảnh: Andre Luu
Về biển (To The Sea), Gành Dầu, Phú Quốc. Ảnh: Andre Luu
Dòng chảy Bắc Sơn (Flowing Clouds), Bắc Sơn, Lạng Sơn. Ảnh: Andre Luu
Dáng đứng song đôi (Together We Stand), Bãi Vòng, Phú Quốc. Ảnh: Andre Luu
Bình minh sương xanh (Foggy Blue), Hồ Suối Vàng, Đà Lạt. Ảnh: Andre Luu
Ray hồng trên biển xanh (Sun rays and Mossy rocks), Cổ Thạch, Bình Thuận. Ảnh: Andre Luu
Thế hệ (Successive Generations), Bãi Vòng, Phú Quốc. Ảnh: Andre Luu
NDO – Cuộc thi và triển lãm Mỹ thuật Việt Nam diễn ra từ ngày 6 đến hết 20/12 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là dịp để công chúng chiêm ngưỡng sự đa dạng của các chất liệu, sự phong phú trong tạo hình, với nhiều ý tưởng, xu hướng công nghệ mới. Cuộc thi không chỉ góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị tinh hoa của Mỹ thuật truyền thống, mà còn hướng tới mục tiêu nâng tầm vị thế, ghi nhận một diện mạo mới của mỹ thuật Việt Nam.
“Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2023” là sự kiện quan trọng của giới mỹ thuật cả nước do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam và các cơ quan hữu quan tổ chức.
Cuộc thi nhằm tổng kết, đánh giá những thành quả lao động sáng tạo nghệ thuật, giới thiệu đến công chúng trong nước và quốc tế các tác phẩm mỹ thuật xuất sắc của các họa sĩ, nghệ sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam trong 3 năm (từ 2020 đến 2023).
Ông Mã Thế Anh, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Trưởng Ban tổ chức cho biết: “Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2023 đã thu hút rất nhiều tác giả tham gia, các tác phẩm rất phong phú và đa dạng, bám phát hơi thở đời sống đương đại, có nhiều đề tài mới lạ. Năm nay, ban tổ chức lựa chọn Bảo tàng Hà Nội để trưng bày triển lãm, không gian bảo tàng sẽ đáp ứng được sự mong đợi của công chúng yêu nghệ thuật”.
Sau hơn 4 tháng phát động, ban tổ chức đã nhận được gần 4.000 tác phẩm của hơn 1500 tác giả đến từ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước gửi về tham dự.
Tác phẩm “Thế nam – Thế nữ” của tác giả Võ Thành Nhân (Thừa Thiên Huế).
Qua đánh giá của hội đồng nghệ thuật, các tác phẩm được lựa chọn để trao thưởng và trưng bày triển lãm đã phản ánh chân thực hơi thở của cuộc sống đương đại, đáp ứng được mong mỏi của những người làm nghề. Đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực của đội ngũ các nghệ sĩ trẻ với ngôn ngữ, tư duy nghệ thuật giàu tính đột phá, thể hiện những suy nghĩ, trăn trở của người nghệ sĩ trước hiện thực cuộc sống.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, cho biết: “Triển lãm lần này tôi cho là rất đa dạng về ngôn ngữ và chất liệu. Tôi nghĩ chúng ta đang chứng kiến khả năng nghề nghiệp của các họa sĩ và các nhà điêu khắc, điều đó đã khẳng định thời kỳ mới của nền mỹ thuật Việt Nam. Qua từng tác phẩm được lựa chọn để trưng bày, và các tác phẩm mà ban tổ chức, hội đồng nghệ thuật lựa chọn để có những giải thưởng xứng đáng, ghi nhận những đóng góp mới của các nghệ sĩ. Đặc biệt là tiếng nói đương đại, tiếng nói của ngôn ngữ mới cho nền mỹ thuật Việt Nam đang khẳng định một sự tự tin mới của những người rất trẻ”.
“Cuộc thi và triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2023” không chỉ góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị tinh hoa của mỹ thuật truyền thống, mà còn hướng tới mục tiêu nâng tầm vị thế, mở ra trang mới cho mỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời đại mới.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT), bất chấp COVID-19, kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng mạnh và có khả năng mức tăng này vẫn duy trì trong nhiều tháng tới. Về thị trường XK hàng hóa trong quý I/2021, Mỹ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 21,2 tỉ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 12,5 tỉ USD, tăng 34,3%; thị trường EU đạt 9,6 tỉ USD, tăng 14,2%; thị trường ASEAN đạt 6,5 tỉ USD, tăng 3,4%; Hàn Quốc đạt 5 tỉ USD, tăng 6,4%; Nhật Bản đạt 4,9 tỉ USD, giảm 1,5%.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trong 3 tháng đầu năm 2021, XK rau quả sang thị trường Mỹ đứng thứ 2 (sau Trung Quốc), với kim ngạch 23,4 triệu USD, chiếm 4,2% thị phần, tăng 3,7%; XK càphê sang Mỹ tăng 7,2%; XK điều của Việt Nam sang Mỹ chiếm 21,5%; xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt gần 189,15 triệu USD, chiếm 18,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2020…
Thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy, trong nhóm hàng XK chính, ngay từ tháng đầu tiên của năm 2021, XK vào thị trường Mỹ đã tăng trưởng rất mạnh: Ở nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, giá trị XK trong tháng 1.2021 đạt 6,1 tỉ USD, tăng 1,49 tỉ USD so với tháng trước và tăng 3,4 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng XK máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng XK sang Mỹ trong tháng 1.2021 đạt 1,58 tỉ USD, tăng mạnh 215%… Cùng với Đức và Italia, Mỹ là thị trường tiêu thụ càphê lớn của Việt Nam với thị phần 7,2% trong quý I/2021. Đối với mặt hàng hạt điều, XK sang Mỹ cũng chiếm tỉ lệ cao nhất với 25,1% – thuộc nhóm cao nhất trong top 3 nước (gồm Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan)…
Duy trì tỉ lệ XK lạc quan trong năm 2021
Theo Bộ Công Thương, sự lạc quan về nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ là nguyên nhân chính khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ liên tục tăng trong những tuần gần đây.
Tại Mỹ, chỉ số quản lý sức mua (PMI) tổng hợp cho cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất của Mỹ do IHS Markit công bố đạt mức 58,8 điểm trong tháng 2.2021, cao hơn so với mức 58,7 điểm trong tháng trước đó. Trong đó, PMI sản xuất đứng ở mức 58,5 điểm và PMI dịch vụ đạt 58,9 điểm. Ngoài ra, doanh số bán nhà có sẵn tại Mỹ trong tháng 1.2021 đã tăng 0,6% so với tháng trước lên mức 6,69 triệu, cao hơn so với mức 6,61 triệu căn như dự báo trước đó. Trước xu hướng tăng tốc của kinh tế Mỹ, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ theo tính toán của Conference Board đã tăng lần thứ hai liên tiếp, đạt 91,3 điểm trong tháng 2.2021, cao hơn so với mức 88,9 điểm trong tháng 1.2021 và cũng cao hơn so với mức ước tính đạt 90 điểm trước đó. Điều này cho thấy sức tiêu dùng thị trường khởi sắc trở lại và đây chính là cơ hội cho XK hàng hóa của Việt Nam khi nhiều nền kinh tế vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của COVID-19 thì Việt Nam đã khống chế khá tốt dịch bệnh này.
Ông Cao Hữu Hiếu – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam – cũng bày tỏ sự lạc quan, tin tưởng về XK vào thị trường Mỹ khi từ 5 năm nay Việt Nam luôn xếp thứ 2 về tăng trưởng, thị phần và cho đến nay, XK vào Mỹ vẫn đang rất ổn định.
Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – cũng đưa ra nhận định: Dù dịch COVID-19 từng bước được khống chế, thì vẫn gây tác động lâu dài trong khoảng vài năm tới. Chính vì vậy, thương mại điện tử, chuyển đổi số đang là vấn đề cấp thiết cần được lưu tâm đầu tư, phát triển. Trong lĩnh vực về xuất nhập khẩu, hiện nay, Bộ Công Thương đang xem xét để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược mới về hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn sắp tới, vừa là để thay thế chiến lược 10 năm vừa qua. Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương và doanh nghiệp cần xác định hướng đi mới trong bối cảnh thế giới đã có rất nhiều thay đổi hiện nay, sau đại dịch sẽ còn thay đổi nhiều nữa, môi trường kinh doanh đang từng bước chuyển sang giai đoạn mới trên phạm vi toàn cầu.