Phật Nào Có Trước

Phật Nào Có Trước

(Baothanhhoa.vn) - Đi lễ đầu xuân đã trở thành một thói quen ăn sâu trong tiềm thức người Việt, nhất là ở các vùng nông thôn, thể hiện ước mơ ngàn đời của mỗi người, cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, cuộc sống hạnh phúc, an vui, thái bình.

(Baothanhhoa.vn) - Đi lễ đầu xuân đã trở thành một thói quen ăn sâu trong tiềm thức người Việt, nhất là ở các vùng nông thôn, thể hiện ước mơ ngàn đời của mỗi người, cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, cuộc sống hạnh phúc, an vui, thái bình.

Nhà nước có trước hay pháp luật có trước vì sao?

Để đi sâu vào tìm hiểu liệu nhà nước có trước hay pháp luật có trước thì chúng ta hãy đi vào nguồn gốc của từng đối tượng này.

Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin đã kế thừa có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của các nhà tư tưởng trước đó, và lần đầu tiên trong lịch sử, một học thuyết đã giải thích cặn kẽ và chính xác nguồn gốc xuất hiện nhà nước, dựa trên những cứ liệu lịch sử mang tính khoa học. Trên cơ sở phương pháp luận khoa học được cung cấp bởi chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các nhà triết học lỗi lạc đã chứng minh rằng nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến mà là phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển, tiêu vong. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi.

Trong lịch sử phát triển của loài người đã có thời kỳ không có pháp luật đó là thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ. Trong xã hội này, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho xã hội, người nguyên thuỷ đã sử dụng các quy phạm xã hội, đó là các tập quán và tín điều tôn giáo. Khi trong xã hội xuất hiện sở hữu tư nhân, sự phân chia giai cấp, người giàu, người nghèo, người bóc lột và bị bóc lột, đồng thời, cũng nảy sinh những mâu thuẫn giai cấp đối kháng, đòi hỏi phải có những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế đối với các thành viên trong xã hội và một tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt có bộ máy cưỡng chế đảm bảo cho các quy tắc xử sự đó được thực hiện.

Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu sau: nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật. Bằng con đường này, nhà nước tạo ra hình thức pháp luật đầu tiên là tập quán pháp; nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra sau này. Con đường này tạo ra hình thức pháp luật thứ hai trong lịch sử là án lệ pháp; nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh do nhu cầu quản lí và duy trì trật tự xã hội. Bằng con đường này hình thức pháp luật thứ ba ra đời, đó là các văn bản quy phạm pháp luật. Đó cũng chính là nguồn gốc của pháp luật.

Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì sự ra đời của nhà nước cũng chính là sự ra đời của pháp luật. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa tồn tại nhà nước nên cũng chưa có pháp luật. Để điều chỉnh cách xử sự cho con người, xã hội nguyên thủy sử dụng phong tục tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo… Các quy tắc ứng xử này hình thành một cách tự phát trong cộng đồng trên cơ sở điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể lúc bấy giờ.

Khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi, trong xã hội xuất hiện các quan hệ xã hội mới, tương đối đa dạng, phức tạp hơn mà các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán… không thể điều chỉnh hết hoặc điều chỉnh không có hiệu quả hoặc không thể điều chỉnh được. Trong điều kiện đó, nhà nước xuất hiện, tổ chức và quản lí đời sống xã hội phức tạp đó, nhà nước từng bước làm xuất hiện một loại quy tắc ứng xử mới, đó chính là pháp luật. Thông qua nhà nước, pháp luật hình thành bằng các con đường, một là, nhà nước thừa nhận các quy tắc xử sự có sẵn trong xã hội nhưng phù họp với ý chí của nhà nước, nâng chúng lên thành pháp luật; hai là, nhà nước thừa nhận cách giải quyết các vụ việc cụ thể trong thực tế, sử dụng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác có tính tương tự; ba là, nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự mới.

Pháp luật xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của đời sống xã hội. Nhà nước không sinh ra pháp luật, trong sự hình thành pháp luật, nhà nước chỉ có vai trò như bệ phóng, nhà nước chỉ làm cho pháp luật xuất hiện trong đời sống với những hình thức xác định.

Trên đây là tư vấn của Luật sư về vấn đề Nhà nước có trước hay pháp luật có trước. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề tạm ngưng công ty, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư, hãy liên hệ. Hoặc qua các kênh sau:

– Nhà nước được sinh ra trong xã hội có giai cấp nên bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của Nhà nước được thể hiện qua việc nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội. Nhà nước sinh ra là để thực hiện ý chí của giai cấp thống trị, củng cố và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Nhà nước thiết lập nên hệ thống pháp luật, các thiết chế xã hội, chính phủ, tòa án, quân đội… để duy trì trật tự xã hội theo ý muốn của giai cấp thống trị.– Ngoài bản chất giai cấp thì Nhà nước còn thể hiện bản chất xã hội của mình. Tính xã hội của Nhà nước hay còn được gọi là vai trò kinh tế – xã hội của Nhà nước. Bản chất này được thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, thiên tai… nhằm đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội.

– Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện ở mục đích điều chỉnh pháp luật, mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị với ý nghĩa đó pháp luật luôn là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.– Tính xã hội của pháp luật thể hiện thực tiễn pháp luật là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên trong xã hội.

Nhà nước có trước hay pháp luật có trước

Nhà nước và pháp luật là những bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng, có mối quan hệ mật thiết với những hiện tượng, bộ phận khác trong thượng tầng kiến trúc cũng như cơ sở hạ tầng, vì thế nó được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội có quan hệ mật thiết, gắn bó lẫn nhau, tồn tại không thể thiếu nhau. Trong sự xuất hiện và phát triển, giữa nhà nước và pháp luật có mối quan hệ hữu cơ, chúng tạo thành hạt nhân chính trị- pháp lý của thượng tầng kiến trúc của xã hội, nhà nước tồn tại không thể thiếu pháp luật, bởi vì theo nghĩa chung nhất, nhà nước là một tổ chức có hệ thống cơ cấu nhân sự trên một trật tự pháp lý được hình thành từ những quy định của pháp luật. Ngược lại, pháp luật là sản phẩm của quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí hợp quy luật và điều kiện khách quan mà nhà nước nhận thức được, nhưng chính nhà nước lại phụ thuộc vào pháp luật xuất phát từ nguyên tắc xã hội hợp pháp và nhà nước pháp quyền.