Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Trong tháng này, giá sầu riêng tại Trung Quốc đã giảm khi Việt Nam vượt qua Thái Lan trong cuộc đua xuất khẩu vào thị trường tỉ dân này.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Trong tháng này, giá sầu riêng tại Trung Quốc đã giảm khi Việt Nam vượt qua Thái Lan trong cuộc đua xuất khẩu vào thị trường tỉ dân này.
Trên thị trường nội địa, giá sầu riêng hôm nay 11/11 tiếp tục tăng sau khi tăng mạnh tới 55.000 - 60.000 đồng/kg vào phiên trước tại tất cả các vùng trồng chính.
Hiện tại, giá sầu Thái loại đẹp phổ biến lên tới 170.000 - 175.000 đồng/kg tùy vùng. Giá sầu riêng trái vụ neo ở mức cao đối với hàng loại rất đẹp xuất khẩu và có nơi lên tới trên 190.000 đồng/kg khi bước vào vụ thu hoạch vụ nghịch của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Vào ngày 11/11, các công ty và vựa thu mua sầu riêng tại Tiền Giang đã công bố mức giá thu mua sầu riêng Thái loại A (2,7 hộc, trọng lượng từ 1,9 - 5kg) từ 190.000 - 195.000 đồng/kg. Loại B có giá thấp hơn, từ 170.000 - 175.000 đồng/kg.
Sầu riêng Ri 6 loại A cũng có mức giá từ 145.000 - 160.000 đồng/kg, trong khi loại B dao động từ 115.000 - 130.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao kỷ lục, phản ánh nhu cầu lớn từ thị trường. Sầu riêng Ri6 xô cũng đạt giá cao nhất lên tới 70.000 đồng/kg.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, dù diện tích sầu riêng tăng (đạt khoảng 21.790ha vào cuối năm 2023), sản lượng thực tế lại có xu hướng giảm do ảnh hưởng của thời tiết. Những vườn sầu riêng lâu năm, vốn là nguồn cung chủ yếu, không thể duy trì năng suất như trước, đẩy giá sầu riêng lên cao và tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương lái.
Nông dân và vựa thu mua sầu riêng đều hy vọng khắc phục tình trạng khó khăn này trong những năm tới. Tuy nhiên, với tình hình thời tiết bất lợi hiện nay, việc duy trì nguồn cung ổn định sẽ là một thách thức lớn đối với ngành sầu riêng tại miền Tây.
Không chỉ riêng Tiền Giang, tình trạng khan hiếm sầu riêng cũng đang xảy ra ở các tỉnh lân cận như Bến Tre. Theo ghi nhận, tại huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre), giá thu mua sầu riêng cũng đã tăng cao. Các thương lái ở Bến Tre cũng cho biết, việc tìm nguồn cung từ các vườn sầu riêng đang trở nên khó khăn, khi số lượng trái sầu riêng đạt chuẩn xuất khẩu ngày càng ít.
Tính riêng trong tháng 9, xuất khẩu sầu riêng đã chiếm tới 65% kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Còn tính chung 9 tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng đạt tới 2,7 tỷ USD, kỷ lục xuất khẩu chưa từng có với một loại trái cây của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, sầu riêng của chúng ta đang chịu cạnh tranh khá lớn tại thị trường chính là Trung Quốc. Vì thế đây cũng là thời điểm để đẩy mạnh việc hình thành những mô hình sầu riêng bền vững.
Là một trong những địa phương có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết: Những vùng trọng điểm hướng sẽ phải hình thành nên các liên kết sản xuất giữa các tổ chức nông dân, đó là tổ hợp tác xã với các doanh nghiệp và phải áp dụng chặt chẽ các quy trình sản xuất nông nghiệp tốt để làm sao đảm bảo chất lượng mới có thị trường và xuất khẩu nâng cao giá trị.
Có thể thấy, với ngành hàng sầu riêng, nông dân sẽ là hạt nhân của những liên kết, còn các doanh nghiệp là người dẫn dắt. Vì họ chính là người cung cấp kỹ thuật canh tác mới, cung cấp vật tư và thậm chí sẽ có những doanh nghiệp tiêu thụ đầu ra bền vững cho hộ nông dân.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, vào năm 2023, nước này nhập khẩu hơn 1,4 triệu tấn sầu riêng, với giá trị tăng 70% so với cùng kỳ năm trước ở mức 6,7 tỷ USD. Nhưng các chuyên gia lưu ý rằng mức tiêu thụ sầu riêng bình quân đầu người hàng năm của Trung Quốc chỉ vào khoảng 1kg, so với 13kg ở Malaysia và 4kg đến 5kg ở Thái Lan.
Bên cạnh đó, sầu riêng vẫn được coi là một loại “siêu trái cây” đắt đỏ ở những thành phố giàu có của Trung Quốc như Thượng Hải. Một quả sầu riêng nhập khẩu từ Thái Lan nặng 3kg đến 4kg vẫn có giá từ 100 đến 150 nhân dân tệ tại các siêu thị ở Thượng Hai. Mức tiêu thụ giảm ở khắp mọi nơi và sầu riêng không phải là thứ không thể thiếu.
Giá sầu riêng hôm nay 21/10, thị trường không ngừng tăng, các kho di chuyển về miền Tây thu mua, Ri6 vượt đỉnh với 110.000 đồng/kg; sầu Thái A đẹp có giá 140.000 đồng/kg với trái từ 1.9 – 5kg.
Cụ thể: Tại khu vực ĐBSCL, Ri6 A 100.000 – 110.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 85.000 – 95.000 đồng/kg; Ri6 C từ 45.000 – 50.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A từ 115.000 – 130.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 95.000 -110.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 50.000- 55.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Đông Nam Bộ, Ri6 A 90.000 – 95.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 75.000 – 80.000 đồng/kg; Ri6 C từ 48.000 – 50.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A từ 117.000 – 125.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 95.000- 102.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 47.000- 50.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại khu vực Tây Nguyên, Ri6 A 94.000 –100.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 75.000 – 80.000 đồng/kg; Ri6 C từ 45.000 – 50.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A đẹp từ 135.000 – 140.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 115.000- 120.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 50.000- 55.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng xuất khẩu: Ri6 hạng A giá 135.000 đồng (1.8_5kg, 2.7 hộc trở lên); Ri6 hạng B giá 117.000 đồng (1.6_5.5kg, 2.5 hộc trở lên); Monthoong hạng A giá 168.000 đồng (2_5.5kg, 2.7 hộc trở lên); Monthoong hạng B giá 150.000 đồng (1.8_6kg, 2.5 hộc trở lên.
Phần thịt quả sầu riêng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe bao gồm chất xơ, chất béo, protein, các loại vitamin C, vitamin nhóm B và các loại khoáng chất như mangan, kali, đồng, magie. Sầu riêng cũng rất giàu chất chống oxy hóa như anthocyanin, carotenoid, polyphenol và flavonoid.
Chất xơ trong sầu riêng có thể tăng cường sức khỏe tiêu hóa bằng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng ngừa táo bón và thúc đẩy vi khuẩn probiotic giải phóng các hợp chất gọi là axit béo chuỗi ngắn (SCFA), từ đó giúp giảm tình trạng viêm ruột.
Một số hợp chất trong sầu riêng như magie, kali, chất béo không bão hòa đơn có thể giúp giảm cholesterol, ổn định huyết áp và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch, từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa flavonoid, carotenoid trong sầu riêng rất cần thiết cho chức năng miễn dịch. Do đó, ăn sầu riêng giúp tăng cường miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra, chống viêm và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính.
Phần cùi sầu riêng cũng chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, cùi sầu riêng có tính ấm, vị hơi đắng chát, quy vào kinh can, phổi thận, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, làm ấm phổi, xua tan cảm lạnh.
Phần cùi sầu riêng còn có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường thể lực với nam giới.
Với nữ giới, sử dụng cùi sầu riêng cũng có thể giúp giảm tình trạng suy nhược, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau sinh, thúc đẩy lưu thông khí huyết, giúp giảm tình trạng đau bụng kinh.
Theo Giám đốc Hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) Huỳnh Tấn Lộc chia sẻ, trong những ngày qua, thương lái thu mua sầu riêng giống Mong Thong dao động từ 200.000 - 230.000 đồng/kg còn sầu riêng giống Ri6 cũng có giá từ 130.000 đồng đến 145.000 đồng/kg, tùy theo loại, tăng khoảng 30.000 đồng so với đầu tháng 3/2024 và là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Với giá này, mỗi ha sầu riêng thu hoạch vào thời điểm hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi ròng không dưới 1,5 tỷ đồng.
Nông dân Nguyễn Văn Ba, cư ngụ tại xã Mỹ Lợi B, huyện Cái Bè vui mừng cho biết, ông vừa bán cho thương lái khoảng 4 tấn sầu riêng giống Mong Thong với giá bình quân gần 180.000 đồng/kg, thu 720 triệu đồng.
Mỹ Lợi B hiện là một trong những vùng trồng sầu riêng quan trọng ở huyện Cái Bè. Toàn xã có trên 600 ha sầu riêng, mỗi năm đạt sản lượng trên 12.000 tấn quả. Theo lãnh đạo xã, nhờ quan tâm chuyển dịch từ trồng lúa độc canh sang lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống người dân, Mỹ Lợi B đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đang phấn đấu ra mắt xã nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.
Ông Huỳnh Tấn Lộc đánh giá, giá sầu riêng thời gian qua tăng mạnh nhờ được chấp nhận xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa, thời điểm này đang cao điểm vào mùa nắng nóng, sản lượng chưa nhiều, nguồn cung ít nhưng nhu cầu lớn cũng là một trong những nguyên nhân giúp từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá sầu riêng liên tục tăng cao mang lại niềm vui chung cho nông dân các vùng chuyên canh sầu riêng.
Tại Tiền Giang, nông dân trồng sầu riêng thường áp dụng kỹ thuật xử lý rải vụ nhằm cho thu hoạch hai đợt chính: một đợt vào khoảng cuối năm âm lịch năm trước và một đợt vào tháng 3, tháng 4 âm lịch năm sau. Vào thời điểm này, sầu riêng có giá, bà con thu lợi nhuận cao.
Năm nay, do hạn hán và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp nên nông dân được khuyến cáo chú trọng tập trung chăm sóc phục hồi, ứng phó thiên tai. Do đó, sản lượng sầu riêng hiện nay trong dân chưa nhiều. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 21.790 ha sầu riêng chuyên canh, tập trung tại các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè, thị xã Cai Lậy, Châu Thành… với sản lượng mỗi năm khoảng 400.000 tấn quả.
Trong nỗ lực tận dụng cơ hội trái sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và thị trường các nước, nâng cao thu nhập cho bà con và đổi mới nông nghiệp – nông thôn, Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang phối hợp chặt chẽ cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ngành chức năng khẩn trương xúc tiến các thủ tục cần thiết lập hồ sơ để được cấp mã số cơ sở đóng gói, mã số vùng trồng xuất khẩu chính ngạch trái cây sang thị trường Trung Quốc cũng như một số nước khác; đặc biệt là quan tâm xây dựng mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu chính ngạch sầu riêng.
Theo đó, đến nay, toàn tỉnh có 155 mã số vùng trồng sầu riêng với tổng diện tích gần 7.000 ha. Địa phương phấn đấu đến năm 2025, 100% diện tích cây ăn quả đặc sản được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu chính ngạch, thu hút ngoại tệ để tiếp tục đầu tư phát triển.
Ngoài ra. tỉnh quan tâm hơn nữa việc nắm bắt, cập nhật kịp thời tình hình xuất khẩu, nhất là những diễn biến nóng tại các cửa khẩu như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang…để thông tin đến doanh nghiệp, hợp tác xã có nhu cầu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, góp phần giải quyết đầu ra cho trái cây nói chung trong đó có trái sầu riêng đặc sản Tiền Giang nói riêng.
Qua đó, giúp nông dân vùng chuyên canh an tâm tổ chức sản xuất, thâm canh cho ra nông sản hàng hóa chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhất là vào thời điểm tháng 4, tháng 5 sắp tới, nông dân vùng chuyên canh sầu riêng Tiền Giang sẽ bắt đầu vào một đợt thu hoạch mới với kỳ vọng sẽ trúng mùa, bội thu.
Ngoài Trung Quốc, Mỹ, Czech, Canada đã chi tiền gấp 2 đến 28 lần so với cùng kỳ năm ngoái để mua sầu riêng Việt Nam trong 11 tháng.
Số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy 11 tháng, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đi các thị trường đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó sầu riêng tươi đạt 2 tỷ USD, tăng gần 8 lần so với cùng kỳ 2022.
Dẫn đầu top thị trường mua sầu riêng Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch 1,97 tỷ USD, tăng 15 lần so với cùng kỳ năm trước. Kế tiếp là Czech chi 9,7 triệu USD mua sầu riêng Việt, tăng 28 lần - mức tăng trưởng mạnh nhất trong các quốc gia mua loại trái cây này.
Ngoài hai thị trường trên, xuất khẩu sầu riêng sang Pháp, Canada, Mỹ, Papua New Guinea lần lượt tăng 32% đến 8 lần.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng giá sầu riêng tươi Việt Nam tốt hơn so với các quốc gia như Thái Lan, Malaysia và Phillippines trong khi chất lượng ổn định nên được nhiều quốc gia tăng chi tiền để mua.
Với thị trường Trung Quốc, sầu riêng Việt ngày càng có lợi thế được xuất khẩu chính ngạch. Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây, Việt Nam tiếp tục có thêm nhiều ưu đãi khi sắp tới sầu riêng đông lạnh được xuất chính ngạch sang thị trường này. "Nếu sầu riêng Việt Nam được chăm chút về kỹ thuật, hàng sản xuất ra chất lượng cao sẽ không lo mất thị phần tại Trung Quốc", ông nói.
Sầu riêng Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn các đối thủ là có quanh năm vì được ưu đãi bởi khi hậu và thổ nhưỡng, trong khi Thái Lan chỉ có theo vụ. Bên cạnh đó, chi phí logistics xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thấp hơn Thái Lan nên giá thành cạnh tranh.
Ông Nguyên cho rằng, Trung Quốc mất hàng chục năm để thử nghiệm và canh tác thanh long nên để trồng được sầu riêng như Việt Nam, họ phải tốn thời gian dài. Do đó, ông dự báo, trong 10 năm tới, tiêu thụ sầu riêng của Việt Nam vẫn rất tốt.
Ồng khuyên nông dân cần đẩy mạnh canh tác bền vững, tăng cường chất lượng về sản phẩm và giống. Ngoài ra, các nhà vườn cũng cần chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu, không nên trồng sầu riêng ở những vùng bị nhiễm mặn, chất lượng không tốt, cây chết nửa chừng sẽ gây thiệt thòi cho người trồng.
Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy nếu như năm 2010, cả nước có 92.000 ha sầu riêng, đến nay đã tăng lên 131.000 ha. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của cả nước giai đoạn này là 24,5%. Sản lượng sầu riêng năm nay ước khoảng trên 1 triệu tấn, tăng 15,9% so với năm 2022.
(ANTV) - Ngoài Trung Quốc, Mỹ, Czech, Canada đã chi tiền gấp 2 đến 28 lần so với cùng kỳ năm ngoái để mua sầu riêng Việt Nam trong 11 tháng.
Số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đi các thị trường đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó sầu riêng tươi đạt 2 tỷ USD, tăng gần 8 lần
Dẫn đầu top thị trường mua sầu riêng Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch 1,97 tỷ USD, tăng 15 lần so với cùng kỳ năm trước. Kế tiếp là Czech chi 9,7 triệu USD mua sầu riêng Việt, tăng 28 lần - mức tăng trưởng mạnh nhất trong các quốc gia mua loại trái cây này.
Ngoài hai thị trường trên, xuất khẩu sầu riêng sang Pháp, Canada, Mỹ, Papua New Guinea lần lượt tăng 32%.
Theo Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng giá sầu riêng tươi Việt Nam tốt hơn so với các quốc gia như Thái Lan, Malaysia và Phillippines trong khi chất lượng ổn định nên được nhiều quốc gia tăng chi tiền để mua, Ông cũng dự báo trong 10 năm tới sức tiêu thụ sầu riêng Việt Nam của các nước vẫn rất tốt và khuyên nông dân cần đẩy mạnh canh tác bền vững, tăng cường chất lượng về sản phẩm và giống. Ngoài ra, các nhà vườn cũng cần chú ý đến vấn đề biến đổi khí hậu, không nên trồng sầu riêng ở những vùng bị nhiễm mặn, chất lượng không tốt.
Các lô đất nghìn tỷ ở Thủ Thiêm sắp đấu giá lại
Uỷ ban nhân dân TP. HCM đã phê duyệt kế hoạch và sẽ đấu giá các lô đất tại Thủ Thiêm với mục tiêu tạo nguồn thu từ đất đai.
Mới đây, ông Huỳnh Văn Thanh - phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM đã thông tin về kế hoạch đấu giá đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức trong năm 2024.
Theo ông Thanh, hiện Thành ủy và Uỷ ban nhân dân thành phố đã phê duyệt kế hoạch cho khu vực Thủ Thiêm, TP. HCM dự kiến đưa ra bán đấu giá các lô đất tại đây với nguồn thu ước tính hơn 24.000 tỷ đồng. Đối với các lô đất ngoài Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố sẽ từng bước thực hiện bán đấu giá theo đề án “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai có hiệu quả trên địa bàn thành phố” được sở ban hành từ năm 2021. Do đó, trong năm 2024 và các năm tiếp theo, Thành phố sẽ xây dựng kế hoạch đấu giá cho các khu đất trong khu Thủ Thiêm và các khu vực khác ngoài Thủ Thiêm.
Trong số các lô đất dự kiến đấu giá năm nay tại Thủ Thiêm có 4 lô đất từng được bán đấu giá thành công vào năm 2011. Tại thời điểm đấu giá, Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) trúng đấu giá lô 3-12 với mức giá 24.500 tỷ đồng. Công ty TNHH đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh trúng đấu giá lô 3-9 khi bỏ mức giá 5.026 tỷ đồng. Công ty cổ phần Sheen Mega trúng đấu giá lô 3-8 với mức giá 4.000 tỷ đồng. Công ty cổ phần Dream Republic trúng đấu giá lô đất 3-5 với giá 3.820 tỷ đồng.