Wir verwenden Cookies und Daten, um
Wir verwenden Cookies und Daten, um
Nội dung chi tiết đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) thường bao gồm các môn học và chương trình đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực quản lý và kinh doanh. Dưới đây là một số môn học và nội dung chương trình thông thường trong các chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh:
Chiến lược kinh doanh: Tập trung vào phân tích môi trường kinh doanh, xác định mục tiêu và chiến lược cạnh tranh, và quyết định về hướng phát triển chiến lược của doanh nghiệp.
Marketing: Nghiên cứu về tạo lập thị trường, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ, nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, và xây dựng chiến lược tiếp thị.
Tài chính: Học về quản lý tài chính, phân tích tài chính, đánh giá rủi ro và lợi nhuận, quản lý vốn và đầu tư, và định giá công ty.
Kế toán: Nghiên cứu các phương pháp kế toán, báo cáo tài chính, quản lý ngân sách, và kiểm toán.
Quản trị chiến lược: Tập trung vào quản lý chiến lược, lãnh đạo, quyết định, và giải quyết vấn đề phức tạp.
Quản lý nguồn nhân lực: Học về quản lý nhân sự, phát triển nguồn nhân lực, tạo lập môi trường làm việc hiệu quả.
Quản lý dự án: Nghiên cứu về quy trình quản lý dự án, lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát dự án.
Khởi nghiệp và quản lý doanh nghiệp: Tập trung vào khởi nghiệp, kế hoạch kinh doanh, phân tích thị trường, quản lý rủi ro và quyết định kinh doanh.
Quản trị chuỗi cung ứng và logistics: Học về quản lý chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, quản lý kho, và vận chuyển.
Luật kinh doanh: Hiểu và áp dụng các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
Quản trị văn phòng và công nghệ thông tin: Nghiên cứu về cách quản lý hiệu quả văn phòng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh cũng thường bao gồm các hoạt động thực hành, dự án nghiên cứu, thảo luận và trao đổi kinh nghiệm giữa sinh viên và giảng viên. Ngoài ra, một số chương trình MBA còn có thể yêu cầu sinh viên thực tập hoặc tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng cá nhân và lãnh đạo.
Dưới đây là thông báo tuyển sinh Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh – Trường Đại học Quốc Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội
TRƯỜNG QUỐC TẾ – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
I. Thông tin về chương trình đào tạo:
Chuyên ngành đào tạo: Quản Trị Kinh Doanh
Thời gian đào tạo: 24 tháng (Học ngoài giờ hành chính; 13 tháng hoàn thành các học phần và 11 tháng hoàn thành luận văn tốt nghiệp)
Mô hình đào tạo: Liên kết với Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Lunghwa, (Đài Loan). Học toàn phần tại Trường Quốc tế – ĐHQGHN
Văn bằng: Do Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Lunghwa cấp
Chỉ tiêu tuyển sinh: 20 học viên/năm
Nội dung đào tạo: Chương trình bao gồm 10 học phần và luận văn tốt nghiệp
II. Lợi thế khi theo học chương trình Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh tại Trường Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
– Có cơ hội học tập và nghiên cứu trực tiếp hoàn toàn trong môi trường bằng tiếng Anh với các giảng viên có trình độ cao, thành thạo ngoại ngữ, tiếp cận với chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, quy trình kiểm tra đánh giá tiên tiến theo chuẩn giáo dục của các trường đại học nước ngoài;
– Giảng viên do Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Lunghwa lựa chọn tham gia giảng dạy trong chương trình chiếm tỷ lệ 60% đều là các tiến sĩ có danh tiếng tại Đài Loan;
– Nội dung chương trình đào tạo cập nhật, có tính ứng dụng cao;
– Có cơ hội làm việc, giao lưu, học hỏi cùng mạng lưới các học viên, cựu học viên của Trường Quốc tế và học viên quốc tế đến từ các trường đại học đối tác của Trường Quốc tế;
– Tiếp cận nguồn học liệu bằng tiếng nước ngoài cập nhật, phong phú của Trường Quốc tế và Trung tâm thư viện và Tri thức số của Đại học Quốc gian Hà Nội.
III. Điều kiện xét tuyển và Học phí Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh
a. Điều kiện văn bằng và kinh nghiệm công tác:
– Các ứng viên có trình độ tương đương Cử nhân – được Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc (TECO) công nhận.
– Các ứng viên tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành gần với chuyên ngành đăng kí dự tuyển (Quản trị kinh doanh; Marketing; Bất động sản; Ngoại thương; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại; Thương mại điện tử; Kinh doanh thời trang và dệt may; Tài chính ngân hàng; Bảo hiểm; Kế toán; Kiểm toán; Kế toán, phân tích và kiểm toán; Kế toán và Tài chính; Phân tích dữ liệu kinh doanh; Quản lí công; Quản trị nhân lực; Hệ thống thông tin quản lí; Quan hệ lao động; Quản lí dự án; Kinh tế; Kinh tế đầu tư; Kinh tế phát triển; Kinh tế quốc tế; Luật). Các ứng viên phải có ít nhất một (01) năm kinh nghiệm làm việc (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày đăng kí dự tuyển). Ứng viên tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc ngành gần đạt loại Khá trở lên được miễn yêu cầu này. Các điều kiện tuyển sinh chương trình tuân thủ theo các quy định tuyển sinh chương trình này tổ chức tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Lunghwa.
– Ứng viên tốt nghiệp đại học ngành khác với chuyên ngành đăng kí dự tuyển phải có ít nhất một (01) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự tuyển (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày đăng kí dự tuyển), và chứng chỉ/chứng nhận tham gia các khóa đào tạo chuyên môn phù hợp với chuyên ngành dự tuyển (chuyên môn đào tạo gồm các kiến thức và kĩ năng về Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Ngoại thương, Kiểm toán, Luật và các nhóm kiến thức và kĩ năng về quản lí khác; chứng chỉ/chứng nhận đào tạo ngắn hạn do các Trung tâm/Trường đại học/Khoa có chức năng tổ chức và cấp chứng chỉ/chứng nhận).
Việc xác định ứng viên tốt nghiệp ngành đúng, ngành gần hoặc ngành khác với chuyên ngành đăng kí dự tuyển sẽ do Hội đồng tuyển sinh xem xét căn cứ vào các quy định của Bộ GD&ĐT, quy định của VNU và/hoặc các quy định của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Lunghwa, Đài Loan.
b. Đáp ứng một trong các yêu cầu ngoại ngữ:
Có chứng chỉ tiếng Anh tương đương bậc 4/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Năng lực ngoại ngữ được minh chứng qua một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:
– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ hoặc ngành sư phạm ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;
– Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương khác được ĐHQGHN công nhận (phụ lục 1 và phụ lục 2) trong thời hạn 2 năm tính từ ngày thi chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển.
3. 2. Hồ sơ dự tuyển bao gồm các loại giấy tờ sau:
4. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn
5. Hạn nộp hồ sơ và lịch phỏng vấn (dự kiến): Tháng 9/2023 (Việc nhập học bổ sung sẽ được tổ chức nếu còn chỉ tiêu).
6. Nhập học (dự kiến): Tháng 11/2023
7. Lệ phí xét tuyển: 800.000 VND (nộp cùng hồ sơ đăng kí dự tuyển và không thu thêm bất kì lệ phí khác).
8. Học phí: 141.000.000 VND/học viên/khóa học (Một trăm bốn mươi mốt triệu đồng./.). Mức học phí này áp dụng cho chương trình đào tạo tối đa 24 tháng.
– Học phí được chia đóng làm 03 đợt;
– Mức học phí không thay đổi trong toàn bộ khóa học nếu học viên học tập theo đúng kế hoạch đào tạo của nhà Trường;
– Học phí đã bao gồm tiền teabreak giữa giờ, giáo trình và tài liệu học tập;
– Học phí không bao gồm kinh phí học bổ sung/chuyển đổi kiến thức, thi lại, học lại, gia hạn, phí bảo vệ lại luận văn… Mức thu các khoản phí này thực hiện theo quy định hiện hành của Trường.
– Học viên nộp học phí bằng tiền Việt Nam Đồng.
Thông tin liên hệ:Địa chỉ: Phòng Sau đại học, Trường Quốc tế – ĐHQGHN Tầng 2, Nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Nhiều vị, trong và ngoài nước, có kinh nghiệm giảng dạy ở đại học và làm nghiên cứu, đã phát biểu về học vị tiến sĩ và NCKHKT. Trong bài này tôi xin trình bày góc nhìn của một tiến sĩ ở ngoài ngành các vị ấy.
Danh chính ngôn thuận thì (a) người ta không học tiến sĩ mà làm nghiên cứu về một đề án tiến sĩ gọi tắt là soạn tiến sĩ, (b) người soạn tiến sĩ là một người lao động gọi là nghiên cứu sinh chứ không phải là một sinh viên và (c) nghiên cứu sinh đó không thi tiến sĩ mà bảo vệ một luận án tiến sĩ. Soạn tiến sĩ là một công tác lao động được phòng thí nghiệm hay trường đại học tiếp nhận nghiên cứu sinh trả công và thanh toán tất cả các chi phí, kể cả lệ phí đăng kí và duy trì đăng kí đề tài nghiên cứu ở một trường đại học. Lệ phí này là một số tiền nhỏ mọn trang trải những chi phí quản lí của nhà trường chứ không phải là học phí. Người ta nói về học vị tiến sĩ là "đào tạo cho nghiên cứu và đào tạo qua nghiên cứu". Sau khi bảo vệ luận án thì chỉ có một nửa tiến sĩ tiếp tục hành nghề NCKHKT và giảng dạy ở đại học còn nửa kia làm nghề khác. Cả hai đều vận dụng những phương pháp của ngành NCKHKT trong nghề của mình. Những tiến sĩ hành nghề khác nghề NCKHKT thường tiến thân mau hơn và kết thúc đời nghề ở những chức vụ cao hơn là các đồng nghiệp khác trong xí nghiệp vì họ quen giải quyết mọi vấn đề như là một đối tượng nghiên cứu.
Nghề NCKHKT là một nghề khó khăn, cạnh tranh mạnh giữa một số nhỏ đối thủ và trên quy mô toàn cầu. Về thu nhập thì, nếu đã đoạt một giải thưởng khoa học có uy tín làm rạng danh viện nghiên cứu của mình thì lương có thể rất cao. Nếu sáng chế một sản phẩm hay bí quyết công nghiệp nào đó thì thu nhập sẽ tương xứng với giá trị thương mại của sáng chế. Người ta thường nêu thí dụ thu nhập của Einstein với giải Nobel và những bằng sáng chế của ông. Nhưng không phải ai cũng có thể là Einstein. Lương của một nghiên cứu viên mỗi năm đăng một báo cáo nghiên cứu chỉ hơn lương trung bình của thường dân một chút, hoàn toàn không tương xứng với những năm học và khó khăn nghề nghiệp. Đó là một sự thực của tất cả các quốc gia trên thế giới chứ không phải riêng gì ở nước ta.
Bạn muốn soạn tiến sĩ phải đỗ trung học phổ thông ở hạng cao và phải thông thạo Anh ngữ, đọc, viết và nói. Đại đa số các sách vở và tài liệu bạn sẽ dùng và phổ biến nội bộ hay phổ biến ra nước ngoài được viết bằng Anh ngữ. Nếu không nắm Anh ngữ, bạn sẽ không thành công ngay ở bậc cử nhân. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ và trước khi khởi đầu đề án tiến sĩ thì bạn phải nắm vững những công cụ thống kê, kể cả khi bạn nghiên cứu trong các ngành nhân văn. NCKHKT chủ yếu dựa trên thử nghiệm. Nếu bạn không biết sử dụng những công cụ thống kê thì bạn sẽ không biết khai thác hay khai thác sai những kết quả thử nghiệm. Ở đại học và sau đại học, bạn sẽ phải tự học ở thư viện và trên mạng Internet. Những giáo sư giáo viên chỉ có vai trò hướng dẫn bạn trong những uẩn khúc của khoa học chứ không dạy bài như ở trung học phổ thông. Điều khó nhất khi học ở đại học là bạn phải biết khoanh vùng những gì bạn không hiểu bằng không bạn sẽ không biết tìm gì trên mạng hay đặt câu hỏi gì để các giáo sư giáo viên trả lời bạn.
Như bạn đều biết, hệ thống đại học có ba bậc : cử nhân (bachelor), thạc sĩ (master) và tiến sĩ (doctor). Hai bậc thạc sĩ và tiến sĩ còn được gọi là hậu đại học (post graduate). Tùy quốc gia, tùy trường, cử nhân học ba hay bốn năm, thạc sĩ học hai năm và thời gian soạn tiến sĩ là tối thiểu ba năm.
Một người soạn tiến sĩ có thể được ví như là một lực sĩ cao cấp. Sau 35 tuổi, một lực sĩ không còn sức để tranh một giải thể thao nào nữa. Sau 35 tuổi, một người thường hết trí phát minh. Đa số giải Nobel hay một giải khoa học quốc tế tương tự đều bảo vệ luận án tiến sĩ trước năm 30 tuổi: Max Planck 20 tuổi, Terence Tao 20 tuổi, Wolfgang Pauli 21 tuổi, Ngô Bảo Châu 25 tuổi, Lev Landau 26 tuổi, Albert Einstein 27 tuổi,... Đa số những nhà sáng chế cũng đệ đơn xin cấp bằng sáng chế lần đầu tiên trước năm 30 tuổi: Louis Braille 13 tuổi, Thomas Edison 19 tuổi, Paul Heroult 23 tuổi, Charles Martin Hall 23 tuổi, Graham Bell 29 tuổi, Roland Moreno 29 tuổi... Chỉ có ở thời phong kiến mới có cụ Quách Đồng Dần, đời vua Lê Thần Tông, đỗ tiến sĩ khi 68 tuổi hay cụ Vũ Đình Thự, đời vua Thành Thái, già 84 tuổi, mà vẫn còn thi Hương. Vì những lí do đó mà có trường hạn chế thời gian soạn tiến sĩ và có khi lại hạn chế luôn cả tuổi được phép bảo vệ luận án.
Ở bậc cử nhân, bạn sẽ học thêm những môn khoa học cơ bản. Trước khi tốt nghiệp cử nhân, bạn phải biết muốn hành nghề nghiên cứu về ngành khoa học hay kĩ thuật nào. Sau khi đỗ cử nhân bạn phải ghi danh vào một phân khoa dạy chương trình thạc sĩ của ngành bạn đã chọn. Có hai loại chương trình thạc sĩ : một chương trình đào tạo bổ túc và một chương trình đào tạo dự bị cho nghề NCKHKT. Bạn sẽ chọn chương trình đào tạo dự bị cho nghề NCKHKT. Sinh viên thường chọn ngành nghiên cứu theo thị hiếu đương thời, tiếng tăm của phân khoa dạy chương trình thạc sĩ và tiếng tăm những công trình NCKHKT của phân khoa. Vì thế, nhiều khi phân khoa bạn đã chọn sẽ phải tuyển lựa để hạn chế số lượng sinh viên được phép theo học. Bạn sẽ được tuyển chọn nếu đã đỗ cử nhân ở hạng cao, đặc biệt ở chuyên môn của phân khoa. Học viên sẽ học khoảng 15 đến 20 tín chỉ, mỗi tín chỉ 30 đến 40 giờ giảng dạy và phải tập sự ở phân khoa để soạn một báo cáo nghiên cứu phụ lực cho một nghiên cứu viên của phân khoa. Để tốt nghiệp, học viên phải có đủ tín chỉ và bảo vệ thành công báo cáo nghiên cứu. Thời gian tập sự để soạn báo cáo nghiên cứu ở phân khoa rất quan trọng không những vì báo cáo nghiên cứu tính làm khoảng một nửa tổng số điểm để tốt nghiệp. Thời gian này sẽ giúp bạn suy nghĩ một lần chót về quyết tâm của bạn muốn soạn tiến sĩ. Nó cũng giúp phân khoa trưởng đánh giá khả năng bạn sau này sẽ thành công trong nghề NCKHKT hay không. Tùy đánh giá của vị này và của các nghiên cứu viên trong phân khoa, bạn sẽ được tuyển làm nghiên cứu sinh của phân khoa, giới thiệu đi soạn tiến sĩ ở một viện nghiên cứu bạn, có khi ở một nước khác, hay được khuyên nên chọn nghề khác thích hợp hơn với tính tình và khả năng của bạn.
Thời gian soạn tiến sĩ là lúc để bạn chứng minh có khả năng thực hiện một công trình NCKHKT. Nghiên cứu sinh học nghề dưới sự hướng dẫn của một nghiên cứu sư. Việc chọn đề tài và nghiên cứu sư làm thầy hướng dẫn sẽ định hướng tất cả đời nghề của bạn. Nếu đề tài đã có nhiều người nghiên cứu rồi thì kết quả công trình nghiên cứu của bạn sẽ có ít tiếng tăm để bạn được thăng chức và để thu nhập của bạn tăng mau. Một đề tài mới quá có nguy cơ dẫn bạn vào một ngõ bí. Nếu bạn là đồ đệ một nghiên cứu sư nổi tiếng thì bạn chia tiếng tăm cùng với vị này. Nhưng một nghiên cứu sư có tiếng tăm thường hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh nên có ít thì giờ chăm sóc bạn và bạn có thể nghiên cứu lạc hướng và đi vào ngõ bí. Trong giới NCKHKT cũng có người thế này thế nọ. Bạn nên thận trọng với những nghiên cứu sư ăn cắp kết quả công trình nghiên cứu của bạn hay đạo văn bạn bằng cách kí báo cáo nghiên cứu thay bạn hay đòi kí vào báo cáo một công trình nghiên cứu mà vị ấy không tham gia.
Khi nào thầy của bạn nhận xét rằng bạn đã đóng góp cho nhân loại thêm một chút kiến thức thì sẽ cho phép bạn bảo vệ luận án. Nhiều sách báo đã viết về nội dung một luận án tiến sĩ. Tôi chỉ xin trình bày tóm tắt như sau : (a) vấn đề mà đề án nghiên cứu sẽ giải (b) phân tích tư liệu những kiến thức hiện nay về vấn đề, (c) những giả thuyết của bạn, (d) những kết quả thử nghiệm và quan sát của bạn, (e) chứng minh những giả thuyết của bạn sát với thực tế và (f) những điểm của công trình nghiên cứu của bạn cần được cải thiện hay vẫn chưa giải quyết. Bản luận án có thể viết rất ngắn gọn nếu bạn quy chiếu những bài bạn đã đăng trên sách báo khoa học và những bằng sáng chế của bạn. Tùy đề tài, có luận án chỉ dầy 50 trang và có luận án dầy tới cả nghìn trang. Thuyết trình của bạn khi bảo vệ sẽ lập lại sáu điểm trên. Tiêu chuẩn để đỗ tiến sĩ là đóng góp của bạn cho tiến bộ khoa học kĩ thuật. Đóng góp đó có thể lớn hay nhỏ. Ví dụ bạn có thể nghiên cứu tiểu sử những dự án trưởng của tất cả những kim tự tháp trên thế giới và đỗ tiến sĩ. Nhưng nếu bạn chỉ nghiên cứu tiểu sử dự án trưởng của Chùa Một Cột thì bạn cũng đỗ tiến sĩ nếu chưa có ai tiến hành nghiên cứu đó trước bạn. Trừ khi vào phút chót có người chứng minh bạn đã đạo văn, giả mạo kết quả thử nghiệm hay ăn cắp công trình của người khác, bạn sẽ được công nhận là tiến sĩ. Bảo vệ tiến sĩ chỉ là một thủ tục để ban giám khảo quyết định hạng của văn bằng bạn. Tùy tầm rộng của công trình nghiên cứu và đóng góp của nó đến hệ thống kiến thức của nhân loại, bạn sẽ đỗ tiến sĩ hạng bình, ưu hay tối ưu. Theo tục lệ thì không có hạng kém hơn hạng bình. Có trường bày ra hạng tối ưu với lời khen của ban giám khảo. Nếu bạn đỗ hạng đó thì có nghĩa là mỗi giám thị đều muốn bạn sẽ tiếp tục hành nghề NCKHKT ở viện nghiên cứu của mình. Hạng bình là một tín hiệu bạn nên đổi nghề hay tìm một nơi ít tiếng tăm để tập trung vào nghề giảng dạy ở cấp cử nhân hay trung học phổ thông.
Ngay sau khi đỗ tiến sĩ và muốn tiếp tục trong ngành NCKHKT thì bạn có thể trải qua một thời gian hậu tiến sĩ (post doc) ở một viện nghiên cứu ở nước bạn hay ở một nước khác (nhưng đây không phải là một bó buộc). Bạn sẽ dùng thì giờ này để triển khai một đề án nghiên cứu mới ở cương vị nghiên cứu viên. Bạn sẽ tự lập tiến hành công trình nghiên cứu theo ý bạn. Sau vài năm, bạn sẽ tiếp tục hành nghề NCKHKT ở viện nghiên cứu đã tiếp bạn làm post doc, ở viện nguyên quán của bạn hay ở một viện khác. Nếu bạn nghiên cứu ở một trường đại học thì, một ngày nào đó, bạn sẽ muốn được thăng hàm giáo sư đại học. Một hội đồng của nhà trường sẽ họp và bổ nhiệm bạn hay không tùy thâm niên và kết quả nghiên cứu của bạn. Ở một số nước và ở một số trường, bạn phải bảo vệ một luận án mới tóm lược những kết quả nghiên cứu của bạn từ khi bạn đỗ tiến sĩ hay từ khi bạn được tuyển vào làm giảng viên của nhà trường. Thủ tục này là để phong hàm giáo sư đại học chứ không phải là một siêu tiến sĩ như nhiều người tưởng.
Nhiều bạn hỏi rằng có nên soạn tiến sĩ ở nước ngoài hay không. Tôi xin trả lởi nửa trắng nửa đen. Tất cả đều tùy ở uy tín của thầy hướng dẫn bạn. Bạn có thể chọn một trường dỏm để dễ có học vị tiến sĩ. Nhưng trên thế giới chỉ có rất ít người là chuyên gia về đề tài của bạn. Vì phải cạnh tranh gay gắt, họ thường xuyên rình xem công trình nghiên cứu của bạn có khuyết điểm nào không để hạ bạn. Vì thế mà một tiến sĩ giấy sẽ mau chóng bị "lộ tẩy". Có khi bạn đăng kí để bảo vệ luận án ở một nước, được một thầy hướng dẫn ở một nước khác và tiến hành nghiên cứu ở một nước thứ ba. Ví dụ nếu đề án của bạn liên quan đến đời sống của một loại khỉ thì bạn có thể đăng kí để bảo vệ luận án ở một trường Việt Nam, được hướng dẫn bới một nghiên cứu sư ở một viện nghiên cứu Nicaragua, tiến hành nghiên cứu dưới một mái lều ở Vườn Quốc gia Cát Tiến và, sau đó, bằng tiến sĩ của bạn mang chữ kí của hai hiệu trưởng Việt Nam và Nicaragua. Với xu hướng toàn cầu hóa, mô hình này sẽ thịnh hành trong tương lai.
Nhân đây, tôi xin trả lời một câu mà chưa ai hỏi tôi : có thể soạn tiến sĩ ở ngoài một trường đại học hay không ? Để có thể bảo vệ luận án và được phát văn bằng thì chỉ có một bó buộc là phải đăng kí đề án ở một trường đại học. Ngoài ra thì bất cứ nơi nào có làm NCKHKT, có thiết bị để bạn tiến hành nghiên cứu và có nghiên cứu sư hướng dẫn bạn đều có thể là nơi soạn tiến sĩ được. Nhiều trường quy định luận án về một đề tài có áp dụng công nghiệp phải được bảo vệ trước một ban giám khảo gồm ít nhất một giám thị ở ngoài hệ thống đại học. Ở bên Nhật, một nửa đề án tiến sĩ kĩ sư được soạn ở các cơ sở công nghiệp. Khi xưa, ở nước này, hầu hết tất cả các công trình nghiên cứu áp dụng được tiến hành ở ngoài hệ thống đại học và do xí nghiệp tài trợ. Soạn tiến sĩ ở một xí nghiệp có hai lợi ích cá nhân : (a) ngân sách nghiên cứu không bị hạn chế như ở đại học nếu nghiên cứu một đề tài mà xí nghiệp coi là chiến lược, (b) thu nhập khi soạn tiến sĩ cao hơn là học bổng của một trường đại học vì xí nghiệp trả lương như là một kĩ sư.
Sau khi tốt nghiệp kĩ sư, các sư huynh Việt kiều đã lôi kéo tôi vào con đường đầy chông gai của một đề án tiến sĩ. Mấy năm của tuổi trẻ đó tôi chưa bao giờ quên và chưa bao giờ hối tiếc. Tôi đã có dịp đào sâu một đề tài thích thú và giao thiệp với những vị rất giỏi, có tiếng tăm quốc tế, đa số rất thân thiện, cởi mở và dễ thương. Trong đời nghề, tôi đã mang ra áp dụng những phương pháp của ngành NCKHKT và đã có thể đề xướng nhiều giải pháp vừa gọn vừa hữu hiệu cho những vấn đề kĩ thuật cũng như vấn đề lãnh đạo. Tiến sĩ hay không thì mình cũng chỉ là một con người!
Chương trình nhằm trang bị cho học viên các kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp để có thể đối mặt với các thách thức đến từ những thay đổi chưa từng thấy trong môi trường truyền thông toàn cầu.
Toàn bộ nội dung chương trình đang được chính thức giảng dạy tại Đại học Stirling - cơ sở đào tạo Thạc sĩ Quản trị truyền thông đầu tiên và hàng đầu của Vương Quốc Anh. Nội dung chương trình đã được các giáo sư và chuyên gia Anh thiết kế và liên tục cập nhật trong nhiều năm qua, và đã được cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát triển của ngành truyền thông tại Việt Nam và trong khu vực.
Nội dung các học phần trong chương trình sẽ do các giáo sư, giảng viên hàng đầu của Đại học Stirling giảng dạy, cùng sự tham gia thỉnh giảng, trợ giảng của các chuyên gia truyền thông của Việt Nam.
Lễ khai giảng chương trình Thạc sĩ quốc tế Quản trị truyền thông Strilling khóa I
Các thông tin về khóa học Thạc sĩ Quản trị truyền thông
Địa điểm học: toàn thời gian tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội
Bằng cấp: Học viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Thạc sĩ khoa học Quản trị truyền thông (Master of Science in Media and Communications Management), do trường Đại học Stirling cấp.
Ứng viên cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
Lưu ý: Các trường hợp miễn nộp chứng chỉ tiếng Anh:
1). Có bằng cử nhân, hoặc thạc sĩ, hoặc tiến sĩ chuyên ngành tiếng Anh;
hoặc 2). Tốt nghiệp cử nhân, hoặc thạc sĩ, hoặc tiến sĩ tại nước ngoài và học bằng tiếng Anh.
Thông tin thêm về việc thi lấy chứng chỉ tiếng Anh: (Tải file đính kèm tại đây)
Chương trình học: Lý thuyết nền tảng ngành truyền thông, Truyền thông marketing tích hợp, Truyền thông tổ chức, Kinh tế truyền thông, Công nghệ quan hệ công chúng, Truyền thông quốc tế, Tổ chức và quản trị, Các phương pháp nghiên cứu, và luận văn tốt nghiệp.
Học phí: 212,600,000 VNĐ/học viên (tương đương 10.000 USD, theo tỉ giá tại thời điểm quy đổi). Mức học phí này bằng 50% mức học phí cùng chương trình tại Anh.
Hình thức tuyển sinh: Xét hồ sơ
Thời gian nhận hồ sơ dự tuyển: đến ngày 15/06/2015
Địa điểm nhận hồ sơ: Ứng viên nộp hồ sơ trong giờ hành chính, tại địa chỉ: Văn phòng khoa Báo chí và Truyền thông, tầng 2, nhà B (cầu thang 1), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Thời gian khai giảng: tháng 8/2016
Thông tin thêm về khóa học, xin liên hệ:
- ThS. Phạm Nhật Phương, e-mail: [email protected], ĐT: 0968.178.919
- ThS. Đặng Nhật Minh, e-mail: [email protected], ĐT: 01232.399.117
- PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, e-mail: [email protected], ĐT: 091.995.0698
MỘT SỐ THẮC MẮC VỀ CHƯƠNG TRÌNH THẠC SỸ QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG
1. Hiện nay tôi chưa có bằng tiếng Anh theo yêu cầu tuyển sinh, tôi có thể nộp hồ sơ trước, sau đó bổ sung sau được không?
Ứng viên có thể nộp hồ sơ dự tuyển trước, và bổ sung chứng chỉ tiếng Anh sau. Tuy nhiên, chứng chỉ tiếng Anh phải được hoàn thiện trước khi khóa học bắt đầu.
2. Tôi không có bằng cử nhân liên quan tới báo chí, truyền thông, … nên cần học khoá chuyển đổi. Xin cho biết khoá này kéo dài bao lâu và học phí như thế nào?
Nếu bằng cử nhân của ứng viên không thuộc một trong ba ngành, báo chí, quan hệ công chúng, hoặc truyền thông đa phương tiện, thì cần có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc liên quan tới báo chí – truyền thông và hoàn thành khoá chuyển đổi ngắn hạn do Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức. Khoá chuyển đổi nhằm bổ túc kiến thức chuyên ngành và kéo dài khoảng 01 tháng. Học phí của khóa học này sẽ dựa trên số lượng học viên đăng kí.
3. Hiện nay tôi đang đi làm toàn thời gian nên băn khoăn về thời gian học. Liệu tôi có thể vừa đi làm vừa tham gia khoá học được không? Thời khoá biểu được sắp xếp vào lúc nào trong ngày?
Thời gian học được sắp xếp vào buổi tối các ngày trong tuần từ 18h, hoặc các ngày cuối tuần. Lịch học sẽ được thông báo trước để học viên có thời gian sắp xếp lịch công tác. Vì vậy, việc vừa học vừa đi làm là hoàn toàn khả thi.
4. Học phí được đóng làm mấy lần, vào lúc nào? Trường có cấp học bổng cho học viên không?
Học phí được đóng làm hai lần, vào đầu khóa học và giữa khóa học. Chương trình Thạc sỹ Quản trị truyền thông hiện chưa cấp học bổng. Tuy nhiên, học phí tại Việt Nam đã giảm 50% so với học phí tại Anh, với cùng một nội dung đào tạo. Chi phí đi lại, ăn ở của học viên cũng không bị cộng thêm. Vì vậy, so với sang Anh học chương trình tương tự, với giảng viên tương tự, học viên tiết kiệm được 70% tổng chi phí.
5. Dù có chứng chỉ, tôi vẫn chưa thực sự tự tin với khả năng tiếng Anh của mình, chương trình có cán bộ hỗ trợ về chuyên môn người Việt không?
Toàn bộ các môn học sẽ do các giáo sư hàng đầu của Stirling sang giảng dạy. Đồng thời, chương trình cũng có một đội ngũ trợ giảng và cố vấn là các giảng viên và chuyên gia về báo chí – truyền thông Việt Nam. Khi làm luận văn tốt nghiệp, bên cạnh giáo sư hướng dẫn của Stirling, học viên sẽ có thêm một giáo sư hướng dẫn người Việt.
6. Vì học tại Việt Nam, nên tôi băn khoăn không rõ học viên có thể khai thác các nguồn tư liệu, giáo trình…như thế nào?
Mỗi học viên sẽ được cấp một tài khoản trực tuyến để truy cập và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho đào tạo của Đại học Stirling, như bất kì sinh viên nào đang học tại trường Stirling. Các tài nguyên này không chỉ gồm giáo trình, sách tham khảo…mà còn là các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đào tạo và các dịch vụ khác. Bên cạnh đó, học viên còn có thể khai thác các nguồn tư liệu hiện có tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
7. Chương trình có học phần nào học tại Anh Quốc không? Có các chương trình trao đổi sinh viên hay không?
Hiện tại, chương trình đào tạo toàn phần tại Việt Nam và chưa có kế hoạch trao đổi sinh viên. Tuy nhiên, nếu có nguyện vọng, học viên có thể sang Anh dự lễ tốt nghiệp và nhận bằng tại ĐH Stirling (Scotland, Vương Quốc Anh).