Ca từ của bài hát dành cho lứa tuổi này hầu như đầy đủ các thành phần trong câu như chủ ngữ, vị ngữ… Hơn nữa, giai điệu thú vị, sinh động càng kích thích, giúp con dễ dàng nói một câu hoàn chỉnh, diễn đạt đúng ý muốn với ngữ điệu phù hợp.
Ca từ của bài hát dành cho lứa tuổi này hầu như đầy đủ các thành phần trong câu như chủ ngữ, vị ngữ… Hơn nữa, giai điệu thú vị, sinh động càng kích thích, giúp con dễ dàng nói một câu hoàn chỉnh, diễn đạt đúng ý muốn với ngữ điệu phù hợp.
Giai đoạn 3-4 tuổi, trẻ đang dần tập nói, thậm chí đã nói thành thạo và đang trong quá trình hoàn thiện khả năng ngôn ngữ… Đây cũng là giai đoạn “vàng” ba mẹ nên dạy trẻ học hát. Lý do là bởi trong độ tuổi này, bé rất tò mò về mọi thứ xung quanh, phát triển khả năng ghi nhớ tốt, tiếp thu cực kỳ hiệu quả và phát triển trí tuệ vượt bậc.
Theo đó, việc dạy hát, có thể kết hợp múa không đơn thuần là một bộ môn năng khiếu, phát triển tài năng mà còn mang đến nhiều điều bổ ích. Cùng ILO điểm qua những lợi ích sau đây:
Quan sát hành vi của trẻ để nhận biết con yêu thích môn năng khiếu nào (vẽ, múa, hát, nhảy…) từ đó tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ phát huy sở thích và tài năng của bản thân như cho con tham gia các lớp năng khiếu ngoài giờ hay các câu lạc bộ năng khiếu ở trường lớp. Việc yêu thích các bộ môn năng khiếu nghệ thuật giúp trẻ giảm áp lực học tập và tự tin thể hiện bản thân trong môi trường giáo dục và xã hội.
Đặt ra những tình huống giả định như khi trẻ bị bắt cóc hoặc xâm hại… để trẻ hiểu đây là những tình huống nguy hiểm và điều cần làm lúc này là hãy hét to để tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh. Ba mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu rằng: khi hét to sẽ tạo sự chú ý nhanh chóng, lúc này mọi người sẽ dễ dàng giúp trẻ thoát khỏi nguy hiểm từ những kẻ xấu.
An toàn giao thông là một trong những kỹ năng quan trọng và tương đối khó với trẻ 5 tuổi. Để giúp trẻ thực hành kỹ năng này, ba mẹ nên dạy và thực hành hàng ngày cùng trẻ. Ví dụ trên đường đến trường gặp tín hiệu đèn giao thông, ba mẹ nên giải thích ý nghĩa của từng màu sắc. Hiện nay, bộ tranh an toàn giao thông cho trẻ cũng được phổ biến ở các nhà sách thiếu nhi, ba mẹ có thể tìm mua để hướng dẫn cho trẻ hoặc tổ chức các trò chơi để trẻ nhận biết các biển báo.
Kỹ năng an toàn giao thông cần thiết cho trẻ 05 tuổi
Khi thường xuyên nghe hát, học hát, bé không chỉ bắt chước ca từ mà còn tập múa, nhảy theo động tác có sẵn. Hoặc con sẽ “tự biên tự diễn” các động tác theo ý thích với “điệu bộ” vô cùng đáng yêu.
Ngoài ra, mỗi bài hát đều chứa đựng thông điệp, bài học ý nghĩa. Ba mẹ có thể vừa dạy hát, vừa giải thích sẽ giúp con phát huy trí tưởng tượng, tăng khả năng sáng tạo, sớm có kiến thức và các kỹ năng phù hợp.
Dạy trẻ ghi nhớ thông tin địa chỉ nhà, họ tên ba mẹ hoặc học thuộc lòng số điện thoại gia đình sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng bị lạc nơi đông người, do trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động. Việc học thuộc thông tin của gia đình sẽ giúp trẻ dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn.
Hướng dẫn trẻ kỹ năng ghi nhớ địa chỉ nhà để phòng trường hợp bé đi lạc
Các hoạt động như: trồng cây, tắm cho thú cưng, vứt rác đúng nơi quy định, picnic trong sở thú hoặc các khu vực du lịch ngoài trời… là những hoạt động mà ba mẹ có thể giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên và thói quen bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ. Mặt khác, những đứa trẻ có tình yêu thiên nhiên sẽ có tính cách ôn hòa, thân thiện và dễ hòa nhập hơn trong cuộc sống.
Thông thường, bé sẽ vừa nghe vừa hát theo. Dần dần con sẽ thuộc lời rồi tự hát. Đó cũng là cách giúp con phát triển khả năng học thuộc và ghi nhớ.
Không những vậy, giai điệu vui tươi, trong trẻo của các bài hát còn giúp xoa dịu những khó chịu, bất an, buồn bực của bé. Từ đó góp phần tạo nên tuổi thơ bình yên, hạnh phúc, nhiều màu sắc cho con.
Ba mẹ nên dạy trẻ nói lời cảm ơn khi nhận đồ vật hoặc sự giúp đỡ từ người khác. Đồng thời, phải biết nói lời xin lỗi khi trẻ phạm phải sai lầm. Việc dạy trẻ kỹ năng này sẽ hình thành thói quen ứng xử tốt và sống có trách nhiệm hơn, dũng cảm đối mặt với lỗi sai của bản thân.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của một người. Do đó, ngay từ giai đoạn mầm non, ba mẹ nên trang bị cho trẻ kỹ năng sống cần thiết này nhằm giúp trẻ dễ dàng hòa nhập trong môi trường Tiểu học cũng như tự tin kết nối với bạn bè, thể hiện năng lực bản thân trong quá trình học tập.
Khi được 5 tuổi là giai đoạn trẻ chưa bị sự tác động nhiều từ xã hội bên ngoài nên việc giáo dục kỹ năng ứng xử cho trẻ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể làm gương cho trẻ để giúp trẻ hình thành những nguyên tắc ứng xử chuẩn mực ngay từ bé.
Bé 5 tuổi cần học những gì? Câu trả lời là ngoài những kỹ năng phát triển tư duy, trẻ cũng cần được trang bị kỹ năng để phát triển thể chất. Cụ thể là ba mẹ nên cho trẻ học một môn thể thao mà trẻ yêu thích, nếu có thể thì hãy luyện tập cùng trẻ. Những giờ luyện tập sẽ giúp thắt chặt tình cảm gia đình và nhân đôi niềm vui trong các em. Thậm chí có thể trong tương lai trẻ sẽ trở thành một vận động viên nổi tiếng với môn thể thao yêu thích được ba mẹ đồng hành từ nhỏ.
Hiện nay, bơi lội được xem là kỹ năng sống quan trọng giúp trẻ nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ đuối nước có thể xảy ra. Kỹ năng này hiện đã được lồng ghép trong chương trình mầm non tại các trường quốc tế, trở thành môn học không thể thiếu nhằm giúp trẻ trang bị kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
Trồng cây, chơi với thú cưng, dẫn trẻ theo để tham gia các hoạt động thiện nguyện… là cách giúp trẻ nhận biết giá trị của sự yêu thương và chia sẻ. Phụ huynh cũng nên thường xuyên trò chuyện, hỏi thăm các mối quan hệ bạn bè của trẻ ở trường, để kịp thời tháo dỡ những mâu thuẫn và dạy trẻ cách bao dung, yêu thương, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
Dạy trẻ cách chia sẻ với mọi người thông qua các hoạt động thiện nguyện
Tự lập là một trong những kỹ năng sống không chỉ quan trọng với trẻ 5 tuổi mà đây còn là kỹ năng quan trọng đối với sinh viên hay du học sinh. Đối với trẻ 5 tuổi, ba mẹ nên hướng dẫn những kỹ năng cơ bản để trẻ tự lập như:
Có thể lúc đầu trẻ sẽ hơi vụng về nhưng ba mẹ cần kiên nhẫn để giúp trẻ thực hiện các hoạt động. Ví dụ:
- Trẻ tự ăn: ba mẹ nên hướng dẫn con học cách dùng các dụng cụ ăn uống như muỗng, đũa và hướng dẫn trẻ cách tự xúc cơm.
- Vệ sinh cá nhân: dạy trẻ cách uống nước, súc miệng, rửa tay,...
- Tự mặc quần áo: tập cho trẻ các bước để mặc quần áo, giày dép. Khuyến khích trẻ tự thực hiện các hoạt động này vào mỗi sáng trước khi đến trường.