Mục tiêu chính của kinh tế vĩ mô là giúp chính phủ và các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả và tạo ra việc làm cho người lao động. Trong thế giới phức tạp của kinh tế học, việc hiểu rõ nền kinh tế vĩ mô rất quan trọng để nhìn được bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh tế toàn cầu.
Mục tiêu chính của kinh tế vĩ mô là giúp chính phủ và các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định hiệu quả nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả và tạo ra việc làm cho người lao động. Trong thế giới phức tạp của kinh tế học, việc hiểu rõ nền kinh tế vĩ mô rất quan trọng để nhìn được bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh tế toàn cầu.
Nền kinh tế tổng thể (GDP, lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế)
Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp (Hành vi, quyết định, tương tác)
Hiểu rõ cách thức hoạt động của nền kinh tế và tại sao các biến động kinh tế xảy ra
Hiểu rõ cách thức hoạt động của thị trường và tại sao các quyết định kinh tế được đưa ra
Mô hình hoá – mô hình hoá kinh tế (mô hình kinh tế), phân tích dữ liệu thống kê,..
Phân tích cận biên, mô hình hoá – mô hình hóa hành vi, so sánh tĩnh,..
Tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế, chính sách kinh tế
Giá cả, sản lượng, thị trường, hiệu quả phân bổ nguồn lực
Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ
Doanh nghiệp quyết định giá bán sản phẩm
Mối quan hệ giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô:
Tác động từ dưới lên: Các quyết định của các tác nhân kinh tế vi mô, như việc tiêu dùng hay đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số kinh tế vĩ mô như GDP, lạm phát và thất nghiệp. Ví dụ, khi người tiêu dùng tăng chi tiêu, sẽ thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
Ảnh hưởng từ trên xuống: Các chính sách kinh tế vĩ mô do chính phủ ban hành như chính sách tài khóa hay tiền tệ, tác động đến môi trường kinh doanh và chi phí sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của các tác nhân kinh tế vi mô. Ví dụ, chính sách tiền tệ thắt chặt có thể khiến lãi suất tăng, dẫn đến việc giảm đầu tư và tiêu dùng.
Cung cấp dữ liệu: Dữ liệu thu thập từ các hoạt động kinh tế vi mô như doanh thu, lợi nhuận, giá cả, là nguồn thông tin quan trọng để phân tích và dự đoán các xu hướng kinh tế vĩ mô.
Hoàn thiện lý thuyết: Các mô hình kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô bổ sung cho nhau để giải thích các hiện tượng kinh tế một cách toàn diện. Ví dụ, lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng trong kinh tế vi mô giúp giải thích sự biến động của nhu cầu tổng thể trong kinh tế vĩ mô.
Hiểu biết về kinh tế vĩ mô giúp đánh giá tình hình kinh tế hiện tại và dự đoán xu hướng tương lai. Nhờ đó, các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra các quyết định phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự ổn định cho nền kinh tế. Có thể nói, kinh tế vĩ mô là một lĩnh vực phức tạp với nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhau. Do đó, việc nghiên cứu và phân tích kinh tế vĩ mô cần được thực hiện một cách khoa học để đưa ra những kết luận chính xác, hiệu quả.
Dựa vào kinh tế học vi mô, các nhà đầu tư có thể học được cách tìm ra các công ty có sản phẩm thể hiện độ co giãn cầu theo giá thấp hoặc xác định ngành nào phụ thuộc vào ngành nào, yêu cầu chi phí vốn ra sao, giúp bạn xác định được những công ty doanh nghiệp nào có khả năng sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cao hơn. Hãy cùng TOPI tìm hiểu ngay nhé!
Kinh tế vi mô (tiếng Anh: Microeconomics - Kinh tế tầm nhỏ) là một phân ngành chủ yếu của kinh tế học, nghiên cứu về quyết định và hành vi của các chủ thể trên từng loại thị trường và mối quan hệ giữa các chủ thể này và nền kinh tế như thế nào, để rút ra được những vấn đề mang tính quy luật của nền kinh tế.
Kinh tế vi mô - Yếu tố quan trọng trong tiến trình đầu tư
Microeconomics - Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng, khả năng cung ứng hàng hoá của nhà sản xuất, mối liên hệ giữa giá cả và hàng hoá trên thị trường, cùng các tác nhân gây ảnh hướng đến giá cả hàng hoá. Những vấn đề của nền kinh tế trong kinh tế vi mô gồm: quan hệ cung-cầu, giá cả, thị trường, các hành vi của người tiêu dùng và người sản xuất, cấu trúc của thị trường, chính sách, vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế hiện trường, sự phân phối các nguồn tài nguyên, cơ chế thị trường thiết lập ra giá cả…
Từ vi mô là chỉ sự chi tiết, phạm vi nhỏ hẹp, kinh tế vi mô tập trung nghiên cứu các hành vi của nhiều chủ thể trong nền kinh tế như doanh nghiệp, người tiêu dùng, hộ kinh doanh… để có thể nhận được về cung, cầu, giá cả và mặt bằng thị trường cho các mặt hàng cụ thể trong phạm vi nào đó.
Cung, cầu, giá cả, thị trường: Nghiên cứu về nguồn cung, cầu là yếu tố để xác định và định giá của thị trường cạnh tranh, chẳng hạn, nếu cung > cầu thì giá giảm và ngược lại, cung < cầu thì giá tăng. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, nguồn cung có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều nhà sản xuất, nhưng, cầu có thể giới hạn, và ngược lại. Vì vậy, trước khi tiến hành sản xuất cần phải nắm bắt rõ nhu cầu thị trường.
Các thuật ngữ quan trọng trong nền kinh tế vi mô mà bạn nên biết
Lý thuyết sản xuất: Nguồn cung sản phẩm, thành phẩm, đầu ra của sản phẩm, nghiên cứu cả quá trình sản xuất sản phẩm từ khâu nhập vào đến khâu bán ra.
Chi phí sản xuất: nhằm xác định giá hàng hoá được tính bằng chi phí nguyên liệu, chi phí nhân công và nhiều nguồn lực cùng các chi phí khác. Giá của sản phẩm hàng hoá không đơn thuần chỉ là giá trị sản xuất thành phẩm mà nó còn bao gồm nhiều chi phí khác từ lưu kho, vận chuyển, logistics, các loại thuế và cả giá trị của thương hiệu…
Kinh tế lao động/thị trường lao động: Kinh tế vi mô đã chỉ ra rằng thị trường lao động là một trong những yếu tố then chốt của nền kinh tế thị trường. Trong lao động, cần phải xem xét đến nhu cầu lao động, trình độ lao động, lương thưởng, phúc lợi, môi trường làm việc, các việc khác liên quan đến công việc…
Xem thêm: Cung cầu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới cung và cầu
Khi nền kinh tế phát triển, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Người lao động cần thích ứng với những thay đổi này, nâng cao trình độ và kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế mới. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động và góp phần nâng cao năng suất lao động.
Người lao động tham gia vào thị trường lao động, nơi cung và cầu tương tác để quyết định mức lương và tỷ lệ thất nghiệp. Mức lương phản ánh giá trị của lao động và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống của người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội và là một trong những vấn đề quan trọng mà các chính phủ cần giải quyết.
Thu nhập từ tiền lương của người lao động là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình, là yếu tố quan trọng thúc đẩy tiêu dùng. Mức tiêu dùng của người dân ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế, từ đó tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi thu nhập của người lao động tăng lên, họ có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
Dưới đây là bảng phân biệt cơ bản kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô:
Quy mô, phạm vi hẹp trong thị trường cụ thể như: Bất động sản, sữa, điện máy...
Chủ thể kinh tế nhỏ: Cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình, nhà sản xuất…
Quy mô, phạm vi rộng: nền kinh tế, các chỉ số như tỷ lệ thất nghiệp, Tỷ lệ lạm phát, GDP, các chỉ số giá cả...
Kinh tế vi mô tiếp cận hướng từ dưới lên, cụ thể là thông qua những biểu hiện của thị trường để xem xét và thử nghiệm các tác động của những biến số như cung - cầu, cạnh tranh, hành vi tiêu dùng, hành vi sản xuất... lên chủ thể kinh tế trong thị trường.
Phương pháp: Phân tích toán học, lý thuyết trò chơi.
Kinh tế vĩ mô tiếp cận theo hướng từ trên xuống, thông qua nghiên cứu những tác động của các chỉ số kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, GDP, chính sách Chính phủ tác động lên nền kinh tế và các chủ thể kinh tế.
Phương pháp: Phân tích toán học, thống kê, phân tích và đưa ra dự báo.
Các đối tượng trong kinh tế vi mô là độc tập và thường là không tác động trực tiếp lên nhau.
Để có cái nhìn tổng quan với phạm vi rộng trong một nền kinh tế thì các đối tượng của kinh tế vĩ mô sẽ được nghiên cứu tổng hợp, chúng có thể tác động trực tiếp và tương quan nhau.