Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam Tại Hà Nội

Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam Tại Hà Nội

Melde dich an, um fortzufahren.

Melde dich an, um fortzufahren.

Trung tâm Trọng tài thương mại Quốc tế Việt - Trung

Tranh chấp, bất đồng là những hiện tượng không thể tránh khỏi trong hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện các thỏa thuận/cam kết với nhau trong khuôn khổ hợp đồng. Trọng tài Thương mại là một thiết chế ưu việt có thể giúp doanh nghiệp phân xử đúng sai, mang lại sự công bằng khách quan và công lý kinh doanh trong các giao dịch kinh tế, thương mại, dịch vụ.

Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Việt-Trung (VCITAC) được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp với sứ mệnh góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo công bằng và công lý trong các hoạt động kinh tế, thương mại và dịch vụ của các doanh nghiệp. Đối tượng hướng đến của VCITAC là các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Trung Quốc, cũng như các doanh nghiệp FDI Trung Quốc.

Với sứ mệnh và tầm nhìn vì công lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, nền tảng hoạt động của VCITAC dựa trên những nguyên tắc:

Chuyên nghiệp – là tiêu chí hàng đầu được đặt ra trong hoạt động thường nhật của VCITAC. Chuyên nghiệp trong tiếp nhận, thụ lý hồ sơ tranh chấp, và đặc biệt Chuyên nghiệp về chất lượng giải quyết tranh chấp. Mỗi Phán Quyết Trọng tài của VCITAC là sản phẩm công sức và trí tuệ của Hội đồng Trọng tài – gồm những Trọng tài viên-Luật sư với hàng chục năm kinh nghiệm, những Trọng tài viên-Chuyên gia trong nhiều lĩnh vực thương mại, dịch vụ, và không ít những Trọng tài viên đã từng là Thẩm phán lâu năm tại Tòa án. Đồng thời, trong danh sách Trọng tài viên của VCITAC có sự tham gia của 20 Trọng tài viên là những Luật sư Trung Quốc từ một số hãng Luật nổi tiếng tại Thượng Hải, Quảng Châu,

Khách quan -   Cùng với Quy tắc Đạo đức Trọng tài viên của VCITAC, đội ngũ Trọng tài viên VCITAC được tuyển chọn không chỉ dựa trên kinh nghiệm và năng lực chuyên môn. Mỗi Trọng tài viên VCITAC đều có ý thức cao về danh dự và uy tín cá nhân trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đồng thời, cơ chế kiểm soát nội bộ của VCITAC cũng là một trong những yếu tố đảm bảo tính khách quan, vô tư khi giải quyết mỗi vụ tranh chấp.

Công lý kinh doanh – Doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn đạt được mục đích kinh doanh của mình khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, không ít trường hợp hợp đồng được ký kết không chặt chẽ do sơ suất và/hoặc thiếu hiểu biết pháp luật. Trong khi đó thực tiễn cuộc sống nhiều khi không diễn ra như mong muốn của các bên ký kết. Do vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng thường xảy ra những hành vi của bên này gây thiệt hại cho bên kia, bị coi là vi phạm hợp đồng. VCITAC cam kết phục hồi Công lý kinh doanh, phân xử đúng-sai trên cơ sở hợp đồng, phù hợp với các quy định pháp luật, giúp doanh nghiệp bảo vệ được lợi ích chính đáng của mình.

Thân thiện -  Tranh chấp phát sinh là điều không mong muốn đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nỗi niềm bức xúc của Bên bị coi là vi phạm hay của Bên được coi là có quyền đòi hỏi công lý, lẽ phải – đều là những cung bậc tình cảm đối lập, bức xúc, căng thẳng đối với nhau. Trước hoàn cảnh như vậy, Hội đồng Trọng tài của mỗi vụ tranh chấp tại VCITAC - luôn có ý thức tạo dựng môi trường thân thiện cho các Bên trong việc trình bày/lập luận quan điểm/chứng cứ của mình tại các phiên họp giải quyết tranh chấp.

Kính mong nhận được sự quan tâm và tin cậy của Quý Doanh nghiệp.

Trọng tài là phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh. Cũng như Tòa án, Trọng tài là cơ quan tài phán, có thẩm quyền xem xét luận điểm, hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của các bên tranh chấp và đưa ra phán quyết về vụ tranh chấp. Một số ưu điểm của Trọng tài là Phán quyết Trọng tài có giá trị chung thẩm và thi hành ngay, thời gian nhanh và thủ tục giải quyết linh hoạt và Phán quyết Trọng tài có tính quốc tế nghĩa là có thể được công nhận, thi hành tại hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên của Công ước New York năm 1958. Với việc ban hành pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003, và đến Luật Trọng tài Thương mại năm 2010, trọng tài thương mại đã có những bước tiến đáng kể và từng bước trở thành lựa chọn của các thương nhân, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài để giải quyết tranh chấp.

(NLĐO)- Chị Đặng Diệu Phương tiên phong trong việc kết nối cộng đồng nữ trọng tài viên, khẳng định vai trò, nâng cao năng lực của phụ nữ trong giải quyết tranh chấp.

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi thú vị với nữ Trọng tài viên Đặng Diệu Phương, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) về vai trò của phụ nữ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài cũng như câu chuyện đầy thú vị từ chị.

Phóng viên: Chào Trọng tài viên Đặng Diệu Phương, nhân dịp Ngày Phụ nữ Việt Nam – trước hết xin chúc chị luôn có nhiều sức khỏe, nhiều năng lượng để tiếp tục đóng góp, cống hiến, thể hiện được vị thế và vai trò của người phụ nữ Việt Nam. Chị có thể chia sẻ về vai trò và vị trí của phụ nữ trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam và trên thế giới?

Trọng tài viên Đặng Diệu Phương: Vai trò của phụ nữ trong trọng tài thương mại ngày càng trở nên quan trọng. Tại Việt Nam, mặc dù số lượng trọng tài viên nữ còn khiêm tốn so với nam giới, nhưng chúng ta đang chứng kiến sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng, với nhiều nữ trọng tài viên tham gia vào các vụ tranh chấp kinh tế quy mô lớn. Trên thế giới, tại các trung tâm trọng tài quốc tế như ICC, SIAC, và LCIA, phụ nữ đã đóng góp tích cực và có những bước tiến mạnh mẽ. Tuy nhiên, để đạt được sự cân bằng, chúng ta vẫn cần nỗ lực nhiều hơn, không chỉ từ các trung tâm trọng tài mà còn từ chính các nữ trọng tài viên cũng như các Luật sư, chuyên gia pháp lý.

Phóng viên: Chị đánh giá thế nào về những thuận lợi và khó khăn mà phụ nữ gặp phải khi trở thành trọng tài viên?

Trọng tài viên Đặng Diệu Phương: Phụ nữ có nhiều lợi thế tự nhiên khi làm trọng tài viên, như khả năng lắng nghe, thấu hiểu và quản lý xung đột một cách khéo léo. Những phẩm chất này rất hữu ích trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng cơ chế trọng tài, khi cần cân nhắc mọi yếu tố từ các bên để đưa ra phán quyết công bằng. Tuy nhiên, phụ nữ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Định kiến giới vẫn tồn tại trong một số lĩnh vực và môi trường, khiến phụ nữ có thể gặp khó khăn trong việc nhận được sự tin tưởng từ các bên tham gia tranh chấp. Ngoài ra, việc cân bằng giữa công việc chuyên môn và trách nhiệm gia đình cũng là một thách thức lớn mà nhiều trọng tài viên nữ phải đối diện.

Trọng tài viên Đặng Diệu Phương trong vai trò là Chủ tịch Hội đồng Trọng tài giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA)

Phóng viên: Tỷ lệ trọng tài viên nữ tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay là bao nhiêu, và có những chuyển biến nào đáng chú ý trong những năm gần đây?

Trọng tài viên Đặng Diệu Phương: Tại Việt Nam, tỷ lệ trọng tài viên nữ vẫn còn khá thấp, theo thống kê không chính thức chiếm khoảng 15-20% trên tổng số trọng tài viên; tính riêng tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) tỷ lệ trọng tài viên nữ chiếm 32%. Trên thế giới, tỷ lệ này cao hơn, dao động khoảng 20-30% tại các trung tâm trọng tài quốc tế lớn như ICC và SIAC. Năm 2023, 29,7% tổng số trọng tài viên được xác nhận hoặc bổ nhiệm trong các vụ việc của ICC là phụ nữ. Con số này thể hiện sự gia tăng dần dần so với các năm trước (28,6% vào năm 2022) và cho thấy những nỗ lực không ngừng hướng tới đa dạng giới tính. Trong số các bổ nhiệm này, 47% do các bên đề cử, 37% do Tòa Trọng tài ICC bổ nhiệm, và 16% do các đồng trọng tài viên đề cử. Điều đáng chú ý là tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên, nhờ vào những nỗ lực từ các tổ chức quốc tế và sáng kiến thúc đẩy sự bình đẳng giới.

Phóng viên: Chị có thể chia sẻ về những trải nghiệm cá nhân đáng nhớ nhất của chị khi làm trọng tài viên?

Trọng tài viên Đặng Diệu Phương: Một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi là khi tham gia giải quyết một vụ tranh chấp mà bị đơn là một công ty mà tôi đã làm việc cho họ 10 năm trước, tôi gặp lại chính anh sếp cũ của mình sau 10 năm nhưng đã ở vai trò khác. Trên thực tế, những tình huống như vậy thường dễ xảy ra và mang đến nhiều cảm xúc nhưng cốt yếu của Trọng tài viên là phải luôn độc lập trong quá trình giải quyết tranh chấp và đưa ra phán quyết khách quan. Trọng tài không chỉ cần kiến thức chuyên môn, trải nghiệm thực tiễn mà còn cần đạo đức nghề nghiệp, sự nhạy bén và khả năng quản lý cảm xúc.

Phóng viên: VTA có kế hoạch gì để phát triển và hỗ trợ các trọng tài viên nữ trong tương lai?

Trọng tài viên Đặng Diệu Phương: VTA đang tập trung vào việc phát triển các trọng tài viên nữ thông qua các dự án chuyên môn và tạo điều kiện để họ có cơ hội thể hiện vai trò, năng lực trong giải quyết tranh chấp. VTA có kế hoạch mang tính tham vọng là chủ trì dự án kết nối cộng đồng nữ trọng tài tại khu vực châu Á, nhằm tạo ra một không gian để các nữ trọng tài viên, luật sư và chuyên gia pháp lý giao lưu, phát triển và hỗ trợ lẫn nhau. Trên thế giới việc kết nối cộng đồng nữ trọng tài đã có từ hơn 03 thập kỷ, chúng ta có thể biết về ArbitralWomen; đây là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, thành lập tại Paris vào năm 1993, với mục tiêu kết nối và hỗ trợ phụ nữ làm việc trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp quốc tế. Từ năm 2000, tổ chức này đã phát triển mạnh mẽ và hiện có gần 1.000 thành viên đến từ hơn 40 quốc gia.

Bà Đặng Diệu Phương, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) trong một hoạt động đối ngoại tại Hải Nam, Trung Quốc

Phóng viên: Theo chị, so với phụ nữ ở các quốc gia khác, phụ nữ Việt Nam có những điểm nổi bật nào khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài?

Trọng tài viên Đặng Diệu Phương: Phụ nữ Việt Nam có những đặc điểm nổi bật riêng khi tham gia vào lĩnh vực giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Đầu tiên là tinh thần kiên cường và khả năng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi trong môi trường pháp lý và kinh doanh. Lịch sử của Việt Nam đã chứng kiến nhiều phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo trong gia đình, cộng đồng, và cả các doanh nghiệp. Điều này giúp phụ nữ Việt Nam có khả năng xử lý các tranh chấp một cách nhạy bén và quyết đoán, đồng thời luôn tìm kiếm giải pháp hòa giải hợp lý để các bên cùng có lợi. Phụ nữ Việt Nam thường có khả năng giao tiếp rất tốt, nhờ vào việc kết hợp giữa sự mềm mỏng và sự vững chắc trong lập luận, điều này rất quan trọng trong các cuộc đàm phán hay hòa giải. Tuy nhiên, so với phụ nữ ở các quốc gia có hệ thống trọng tài phát triển hơn, như Singapore, Pháp hay Anh, phụ nữ Việt Nam vẫn còn phải đối diện với nhiều thách thức về cơ hội tiếp cận các vụ tranh chấp quốc tế và nâng cao kỹ năng chuyên môn. Chính vì vậy, chúng tôi cần thúc đẩy nhiều hơn sự đào tạo và hỗ trợ để phụ nữ Việt Nam có thể tự tin hơn trên trường quốc tế.

Phóng viên: Lời khuyên của chị dành cho các phụ nữ đang và sẽ trở thành trọng tài viên là gì?

Trọng tài viên Đặng Diệu Phương: Tự tin và không ngừng học hỏi. Trọng tài là một lĩnh vực yêu cầu sự kiên nhẫn, khả năng lắng nghe và sự công tâm; lắng nghe bản thân, học hỏi để trở thành trọng tài viên và vẽ nên bức tranh về nghề trọng tài của chính mình, góp phần thúc đẩy phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và thể hiện vai trò của Người Phụ nữ Việt Nam trong cơ chế giải quyết tranh chấp văn minh, tiến bộ và có tính quốc tế này.

Trọng tài viên, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA), Đặng Diệu Phương đã công tác và đảm nhận các vị trí là Luật sư Trưởng, Giám đốc Pháp lý tại nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Bà Phương có bằng Cử nhân Luật tại Trường Đại học Luật TP.HCM và Thạc sĩ Luật Kinh doanh Quốc tế tại BPP Law School, BPP University, Anh Quốc.

Năm 2023 và 2024, Bà Phương được vinh danh trong GC Powerlist Vietnam 2023, 2024 (các luật sư trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2023, 2024) bởi The Legal 500 - Tổ chức quốc tế uy tín có trụ sở tại Anh, chuyên phân tích, xếp hạng các đơn vị hành nghề luật và chuyên gia pháp lý.

-PV Sơn Nhung_Báo Người Lao động-

Điều khoản trọng tài mẫu (Model Arbitration Clause) của VTA: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. “Any dispute arising out of or in relation with this contract shall be resolved by arbitration at the Vietnam Traders Arbitration Centre (VTA) in accordance with its Rules of Arbitration”.

Trung tâm Trọng tài Thương nhân Việt Nam (VTA) là cơ quan tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài quy chế, với thẩm quyền giải quyết các tranh chấp: (i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; (ii) tranh chấp giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại; (iii) tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định giải quyết bằng Trọng tài.

Về tổ chức Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt nam

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế;

Theo đề nghị của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,

Điều 1. Cho phép thành lập Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương và Hội đồng Trọng tài Hàng hải.

Điều 2. Phê duyệt Điều lệ Tổ chức Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ban hành.

Điều 4. Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Tổ chức Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 204- TTg ngày 28-4-1993 của Thủ tướng Chính phủ).

Điều 1. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là một tổ chức phi Chính phủ được thành lập bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Điều 2. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán Ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế v.v...

Điều 3. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong trường hợp:

1. Khi một bên hay các bên đương sự là thể nhân hay pháp nhân nước ngoài.

2. Nếu trước hay sau khi xẩy ra tranh chấp, các bên đương sự thoả thuận đưa vụ việc ra trước Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, hoặc nếu có một điều ước quốc tế giàng buộc các bên phải đưa vụ tranh chấp ra trước Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Điều 4. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam gồm các trọng tài viên là những người có kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật, ngoại thương, đầu tư, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm v.v... do ban thường trực Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chọn.

Các chuyên gia nước ngoài có thể được mời làm trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Nhiệm kỳ của trọng tài viên là 4 năm. Sau mỗi nhiệm kỳ các trọng tài viên có thể được chọn lại

Điều 5. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam có Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch do các trọng tài viên cử ra. Chủ tịch và Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam có nhiệm kỳ 4 năm.

Chủ tịch chỉ định một thư ký thường trực của Trung tâm.

Điều 6. Khi đưa vụ tranh chấp ra trước Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, mỗi bên đương sự được quyền chọn hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chọn hộ mình một trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Hai trọng tài viên của hai bên đương sự đã được chọn sẽ chọn một trọng tài thứ 3 trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Ba trọng tài viên đã được chọn hợp thành Uỷ ban Trọng tài có nhiệm vụ giải quyết vụ tranh chấp. Trọng tài viên thứ 3 là Chủ tịch Uỷ ban Trọng tài.

Nếu 2 trọng tài viên được chọn không thoả thuận được với nhau về việc chọn trọng tài viên thứ 3, Chủ tịch Trung tâm Quốc tế Việt Nam sẽ chỉ định trọng viên thứ 3 trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Điều 7. Các bên đương sự có thể thống nhất chọn một trọng tài viên, hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chọn một trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Trong trường hợp này, trọng tài viên thứ nhất được chọn thực hiện nhiệm vụ như một Uỷ ban Trọng tài.

Điều 8. Quyết định của Uỷ ban Trọng tài và trọng tài viên duy nhất được chọn thực hiện nhiệm vụ được quy định tại điều 6 và điều 7. Quyết định này là quyết định chung thẩm, không thể kháng cáo trước bất kỳ toà án hay tổ chức nào khác.

Điều 9. Các trọng tài viên phải thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, vô tư khách quan trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ tranh chấp.

Điều 10. Khi giải quyết vụ tranh chấp, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam được quyền thu một khoản lệ phí gọi là trọng tài phí. Trọng tài phí do Hội đồng Quản trị Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam quy định phù hợp với tập quán đang được áp dụng tại các trọng tài quốc tế của các nước.

Điều 11. Hội đồng quản trị phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam quy định những quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Việc thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hữu Thịnh. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn!

Hữu Thịnh (huuthinh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 40 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì việc thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài được quy định cụ thể như sau:

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được quy định như sau:

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng

tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;

- Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho mình. Nếu các bị đơn không chọn được Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài;

- Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Trọng tài thương mại 2010.

Luật Trọng tài thương mại 2010 ra đời, tạo tiền đề cho sự phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng của các trung tâm trọng tài tại Việt Nam. Hiện nay, có 15 trung tâm trọng tài chủ yếu ở hai thành phố lớn ở nước ta là Hà Nội và Hồ Chí Minh:

1- Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam

Chủ tịch trung tâm: Hoàng Văn Trung

Địa chỉ: 391/16 Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

F29 Khu biệt thự Jamona, đường 12 – KP2, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (Nơi nhận hồ sơ).

SĐT: 0287 303 9396 – 0935 091 590;

Email: [email protected];

2- Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính Ngân hàng Việt Nam

Chủ tịch trung tâm: Lê Thiết Hùng

Địa chỉ:  Phòng 3, Lầu 7, tòa nhà TKT tower số 569-573 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

3- Trung tâm trọng tài thương mại Tài chính

Chủ tịch trung tâm: Nguyễn Thị Kim Vinh

Địa chỉ: 215/42 Nguyễn Xí, phường 13, quận Bình Thạnh,Thành phố Hồ Chí Minh.

4- Trung tâm trọng tài Thương mại Đông Dương

Địa chỉ: Số 40A phố Hàng Bài, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

5- Trung tâm trọng tài thương mại Toàn Cầu

Chủ tịch trung tâm: Đặng Xuân Minh

Địa chỉ: Số 14 Nguyễn Văn Vĩnh, phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

SĐT: 0907.415.000 (Minh) / 0983.569.569 (Phong)

6- Trung tâm trọng tài thương mại Nam Việt

Chủ tịch trung tâm: Đồng Anh Tuấn

Địa chỉ: Số 63 Đông Hồ, Phường 8, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

7- Trung tâm trọng tài thương mại Sài Gòn

Chủ tịch trung tâm: Nguyễn Minh Thuận

Địa chỉ: Số 87 T1 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

SĐT: 0903.039.979/ 0965.838.688

8- Trung tâm trọng tài thương mại Công Lý Việt Nam

Chủ tịch trung tâm: Trịnh Xuân Chuyền

Địa chỉ: Số 7/149 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.

9-Trung tâm trọng tài thương mại Liên Minh

Chủ tịch trung tâm: Trần Tuấn Giang

Địa chỉ: 436B/56 Đường Ba tháng Hai, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

10- Trung tâm trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam

Chủ tịch trung tâm: Nguyễn Văn Hậu

Địa chỉ: Số 163/18 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

11- Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

Quyết định thành lập/Giấy phép thành lập: Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ

Chủ tịch trung tâm: Trần Hữu Huỳnh

Địa chỉ: Số 9, Đào Duy Anh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

12- Trung tâm trọng tài thương mại Á Châu

Chủ tịch trung tâm: Trần Quang Mỹ

Địa chỉ: Tầng 3, số 37 Lê Hồng Phong, Ba Đình, thành phố Hà Nội.

13- Trung tâm trọng tài thương mại Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ tịch trung tâm: Nguyễn Văn On

Địa chỉ: 460 Cách mạng Tháng tám, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

14- Trung tâm trọng tài thương mại Cần Thơ

Quyết định thành lập/Giấy phép thành lập: Quyết định số 268/TCCB ngày 30/01/1999 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ

Chủ tịch trung tâm: Lê Văn Cường

Địa chỉ:  296 đường 30/4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Số điện thoại:  0903849428/0903917362

15- Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương

Chủ tịch trung tâm: Nguyễn Đăng Trừng

Địa chỉ:  Số 39 Đường số 5 Cư xá Bình Thới, P.8, Q. 11, TP. Hồ Chí Minh.